Điểm nhìn không gian, thời gian

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 41)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.3. Điểm nhìn không gian, thời gian

Điểm nhìn ở đây là vị trí của chủ thể trong không gian, thời gian thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn.

Điểm nhìn không gian, thời gian thể hiện qua các từ chỉ thị phương vị chỉ thời điểm như: ở đây, kia, hôm nay, nay… khi điểm nhìn người trần thuật trùng với điểm nhìn nhân vật. Khi điểm nhìn trần thuật không trùng với điểm nhìn nhân vật ta có các hình thức: điểm nhìn ở tầm khái quát, tầm xa; điểm nhìn của người trần thuật vận động theo hướng của mình, khi lùi về quá khứ, khi ở phía này, khi ở phía kia trong các tuyến nhân vật, khi ở trên cao có thể thấy cảnh câm chỉ thấy mà không nghe hoặc chỉ nghe mà không thấy” [26, tr.183].

Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, người kể chuyện thường xuất hiện trong những không gian, thời gian cụ thể để nói về các nhân vật hay về chính mình.

Nếu như trong Lão Khổ, không gian được thu hẹp trong làng Đồng thì đến

Thiên thần sám hối, nhà văn đã vượt thoát ra khỏi làng quê tăm tối để chuyển

sang một không gian khác – không gian đô thị. Mặc dù vậy, nhịp sống đô thị

trong Thiên thần sám hối cũng chỉ được thu nhỏ trong cái bệnh viện nơi người

mẹ của “hài nhi” chờ sinh. Qua hai tiểu thuyết tập trung viết về đề tài đô thị là

Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối thì không gian nông thôn dường như

vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với Tạ Duy Anh. Trong Giã biệt bóng tối,

mặc dù không gian đô thị vẫn xuất hiện, nhưng không gian nông thôn với các sự kiện diễn ra ở làng Thổ Ô lại chiếm phần lớn trang viết của nhà văn.

Tuy nhiên, từ không gian làng quê cho đến không gian thành thị trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, tất cả đều chìm ngập trong không khí ảm đạm, u tối và ngột ngạt của sự tù đọng, khép kín như những ốc đảo biệt lập với thế giới bên ngoài. Không gian tù đọng được tạo dựng là bởi Tạ Duy Anh đã gia tăng các sự kiện trong mỗi trang viết, nhịp điệu trần thuật dồn dập khiến ta có cảm giác không gian ấy quá nhỏ bé để chứa đựng trong đó dày đặc các sự kiện, sự kiện nọ gối lên sự kiện kia. Chính thủ pháp đó đã tạo nên hiệu quả đặc biệt, làm cho hiện thực được phản ánh trong tác phẩm trở nên phong phú, đa chiều. Cùng với đó, nó góp phần đắc lực diễn tả cuộc sống ngột ngạt, đầy rẫy những rối ren, phức tạp của các nhân vật trong tác phẩm.

Thời gian được kể trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh có khi theo trật từ

tuyến tính như trong Thiên thần sám hối, câu chuyện được kể theo trật tự

những gì mà “hài nhi” nghe được trong bệnh viện trong ba ngày cuối cùng của thai kì cho đến khi cậu quyết định chào đời. Nhưng bên cạnh đó, cũng có khi

thời gian được chuyển hóa, đan xen như trong Lão Khổ, Giã biệt bóng tối. Nhà

không theo trình tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngược theo ý đồ riêng, tạo ra hình thức “truyện trong truyện”.

Trong Lão Khổ, ở mỗi chương, hiện tại và quá khứ cứ so le, đan cài vào nhau.

Ví dụ như:

Phần 1: Thời điểm hiện tại khi lão Khổ sắp ra tòa Phần 2: Tái hiện cuộc đời long đong của lão Khổ

Chương II: (Hiện tại) Đêm nay, lão bỏ ra vườn một mình (Quá khứ) Kí ức mối tình của lão

Ra khỏi kí ức, trở về hiện tại

Chương III: 1942, lão Khổ đi ở cho Chánh Tổng

(Hiện tại) ông khách chợt tỉnh sau một giấc mơ dài Chương IV: (Hiện tại) Ở phiên tòa xét xử

(Quá khứ) Hồi làm chủ tịch xã Trở về hiện tại

Hay như trong Giã biệt bóng tối, sự chuyển hóa, đan xen về thời gian

được thể hiện ngay ở tiêu đề các phần: Phần I: Đầu năm hai ngàn…

Phần II: Cuối năm một ngàn chín trăm chín mươi… Phần III: Chuyện giữa hai thế kỉ.

Với những tiểu thuyết đó, Tạ Duy Anh đã tạo ra các điểm nhìn nhiều chiều giúp câu chuyện được kể trở nên cụ thể, chân thực, phong phú, mới mẻ và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)