Ngôn ngữ thông tục, suồng sã

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 53)

7. Bố cục của khóa luận

2.4.1. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã

Từ sau 1986, văn học đã có những đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức. Tất cả những đổi mới ấy, suy cho cùng, đều nhằm mục đích bám sát, phản ánh chân thực nhất hơi thở cuộc sống đương đại. Một trong những đổi mới quan trọng về hình thức đó là ngôn ngữ. Viết về muôn mặt đời thường, với mong muốn tái hiện sống động con người trên nhiều phương diện, nhà văn thấy cần phải sử dụng thứ ngôn ngữ sao cho thật nhất, gần gũi, quen thuộc nhất. Chính bởi vậy, một trong những đặc trưng dễ nhận thấy trong ngôn ngữ văn học sau Đổi mới đó là sự xâm thực mạnh mẽ của ngôn ngữ đời thường. Đọc Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương… ta thấy xuất hiện dày đặc thứ ngôn ngữ thông tục, thô nhám như chính cuộc sống. Tạ Duy Anh cũng không phải là ngoại lệ. Thậm chí, ngôn ngữ thông tục, chợ búa đã trở thành thứ ngôn ngữ xuất hiện đậm đặc trong các tiểu thuyết của ông.

Trong Lão Khổ, chúng ta thấy tác giả đã khá mạnh tay khi đưa vào trong

tác phẩm những câu nói tục, những tiếng chửi rất sống sượng, trần trụi như: “Đ.mẹ thằng Khổ ăn gan uống máu người” [2, tr.166]. Ngôn ngữ của người

trần thuật trong Lão Khổ bụi bặm, dân dã, miêu tả chính xác những gì diễn ra

trong cuộc sống, không nề hà, né tránh cả những điều có thể coi là khiếm nhã, thô tục: “Có tiếng bụng ai sôi ọc ọc. Lác đác một vài người đứng dậy đi ra ngay sau nhà đái tồ tồ” [2, tr.74]; “Mẹ kiếp! - lão nghĩ - kiếp người thật chẳng sung sướng gì. Chết thì cũng phải đái một bãi cho đàng hoàng. Và lão vạch quần đái giữa trời đất” [2, tr.201].

Lão Khổ còn xuất hiện những trang viết miêu tả cảnh bạo dâm bằng thứ

ngôn ngữ đời thường dung tục nhất: “Và như thể tự nhiên áo xống mụ Quản rơi lả tả xuống mặt đất như cây trút lá… Mụ hú hét khe khẽ, liếm láp trên cơ thể còm nhom của lão Khổ. Mụ vật lão sấp ngửa như một kẻ bạo dâm” [2, tr.130].

Thiên thần sám hối là câu chuyện được viết trong bệnh viện – nơi xuất

hiện đủ các hạng người, chính bởi vậy, thứ ngôn ngữ thông tục, suồng sã xuất hiện với tần suất dày đặc.

Ở đây, chúng ta thấy cái thông tục mang màu sắc thông tục hiện đại. Một loạt các từ ngữ xoay quanh vấn đề tình dục, sinh nở được tác giả sử dụng: “giao hợp”, “tráng men”, “đi ủng”, thậm chí hết sức cộc lốc, ngắn củn: “tụt”, “đẻ”, “trút”, “sảo”, “ễnh”. Ở đây, ngôn ngữ dung tục đã rút ngắn triệt để khoảng cách giữa nghệ thuật với dòng chảy ào ạt và xô bồ của đời sống: “Đồ chó cái không biết đẻ” [1, tr.62]; “Chỉ sợ chả chó nào nhìn chứ chị bảo mất chó gì” [1, tr.63]; “Thế rồi chẳng biết thằng mả mẹ nào sơ suất khiến bụng em ễnh ra” [1, tr.65]…

Có thể nói, ngôn ngữ của người kể chuyện là thứ ngôn ngữ dung nạp cái hỗn tạp, xô bồ của muôn vàn kiểu giao tiếp được sản sinh từ xã hội hiện đại dưới cơ chế thị trường. Với việc sử dụng thứ ngôn ngữ thông tục, suồng sã ấy, cuộc sống hiện lên xô bồ, hỗn tạp, trong đó thể hiện rõ tất cả những mặt trái, những thứ xấu xa, đê tiện, đáng lên án.

Có phần tương tự với Thiên thần sám hối, ngôn ngữ người kể chuyện trong Giã biệt bóng tối cũng dung hợp thứ ngôn ngữ chợ búa, dung tục, thậm

chí còn có phần bạo liệt hơn. Với Tạ Duy Anh, bạn đọc nhiều lúc phải sởn gai ốc vì những con chữ suồng sã đến thô thiển: “Bất cứ ai ăn vào cũng đều đầy hơi, chướng bụng, rắm vãi ra ông ổng” [3, tr.60]; “Nhét vào tay nó cục cứt nhưng lại làm cho mắt nó tưởng đấy là cục vàng” [3, tr.74], “Bà ta bảo tôi là đồ nhà quê ngu như chó, nghèo thâm dái vẫn sĩ” [3, tr.38] và hàng loạt các câu chửi thề, những câu nói có xuất hiện các từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục hết sức tục tĩu.

Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng rất nhiều cách nói trong ngôn ngữ đời thường như hiện tượng “iếc hóa” của nhân vật “tao” ẩn mình trong bóng tối

nhằm biến tất cả sự việc, con người thành những trò hề vớ vẩn: “Tao cóc quan tâm đến thiên hạ ăn iếc, ngủ nghiếc, làm tình làm tiếc, chết chiếc ra sao” [3, tr.67]; rồi “Gà sống thiến sót” [3, tr.77]…

Có thể nói, Tạ Duy Anh đã vận dụng tối đa thứ ngôn ngữ chợ búa, dung tục đến trần trụi vào trong tiểu thuyết của mình. Chính việc sử dụng với tần suất lớn thứ ngôn ngữ suồng sã, thông tục ấy nên đọc tác phẩm, ít nhiều người đọc sẽ thấy mệt mỏi. Trong bài viết “Sự bế tắc của một lối viết”, tác giả

Phùng Gia Thế đã nhận định: “Một cái dở trong tiểu thuyết này (Giã biệt

bóng tối) là Tạ Duy Anh đã để cho nhân vật của ông nói tục hơi nhiều, đôi khi

hơi sống sít”. Mặc dù vậy, vẫn không thể phủ nhận việc sử dụng ngôn ngữ đời thường này vào trong tác phẩm sẽ có tác dụng đáng kể trong việc phản ánh cuộc sống xô bồ, đầy rẫy những mảng tối, những tiêu cực, xấu xa. Phải dùng chính thứ ngôn ngữ đó, tác giả mới có thể thể hiện được hết sự phê phán trước những hiện tượng xấu xa, đáng lên án trong xã hội.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)