Người kể chuyện hàm hồ về nhận thức

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 49)

7. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Người kể chuyện hàm hồ về nhận thức

Nếu như trong Lão Khổ, câu chuyện được kể dưới hình thức người kể chuyện “biết tuốt” thì với Thiên thần sám hối và Giã biệt bóng tối, nhận thức

của người kể chuyện lại có những hạn chế nhất định.

Bào thai trong bụng mẹ ở Thiên thần sám hối là nhân vật dẫn truyện.

Nó không biết nhiều hơn độc giả, thậm chí còn đưa ra những suy nghĩ hết sức hồn nhiên: “Có quá nhiều điều không thể hiểu nổi. Chẳng hạn tiền đẻ là cái gì? Lại còn chửa hoang, trút con ra, tội nợ, ăn quỵt, giao hợp… Việc ra đời một đứa bé gắn với nhiều chuyện thế cơ ư. Nếu dùng phép suy diễn thì đẻ bằng trút con ra, bỏ lại đi kèm với ăn quỵt, trẻ con là tội nợ, chửa hoang ắt hẳn gắn với việc giao hợp. Hành động đó có ý nghĩa gì nhỉ” [1, tr.10 – 11] hay “Nó là bùa ngải gì mà kì diệu thế nhỉ. Dường như cứ khi nào nó xuất hiện là chẳng việc gì không trôi chảy” [1, tr.23]…

Trong Giã biệt bóng tối, việc nhà văn tạo ra một hệ thống điểm nhìn

theo lối “kính vạn hoa” cũng là một biểu hiện của người kể chuyện hàm hồ về nhận thức. Ở đây, tác giả không chỉ tạo ra một người đứng ra kể chuyện, dẫn dụ bạn đọc mà tạo ra nhiều người kể chuyện khác nhau. Người kể chuyện không hề biết trước về câu chuyện mình sẽ kể mà cũng chỉ đóng vai trò là người đi tìm kiếm, lí giải. Cùng một câu chuyện nhưng lại được kể lại nhiều lần bởi những điểm nhìn khác nhau. Tiêu biểu như xoay quanh câu chuyện về những cái chết kì lạ ở làng Thổ Ô có nhiều điểm nhìn thay nhau chiếu rọi: điểm nhìn của người tường thuật trên một bản tin thời sự, dư luận của dân

làng Thổ Ô, điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ ba (Những kẻ xấu số).

Người đọc mong muốn tác giả đưa ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của những người xấu số ấy, nhưng tác giả lại chỉ xây dựng nên những người kể

chuyện cũng giống như độc giả, họ cũng chỉ đang kiếm tìm, cố gắng lí giải nguyên nhân và cùng đưa ra giả thiết với độc giả.

Người kể chuyện ở đây không đóng vai trò dẫn dắt người đọc đi đến những kiến giải theo ý muốn chủ quan của tác giả mà để cho họ tự suy luận, phán đoán, đưa ra ý kiến của mình. Thậm chí, có lúc người kể chuyện còn đưa ra những suy đoán để “đánh lừa” bạn đọc.

Tổ chức điểm nhìn “kính vạn hoa” với việc xây dựng người kể chuyện hàm hồ về nhận thức giúp câu chuyện trở nên mới mẻ, hấp dẫn, đồng thời, hiện thực ở đây hiện lên đa chiều hơn. Mục đích cuối cùng là tạo nên tính dân chủ, đa trị trong nghệ thuật trần thuật, khách quan hóa trần thuật và kích thích sự đồng sáng tạo của bạn đọc. Người đọc lúc này sẽ không trở thành người thụ động nghe chuyện nữa mà sẽ cùng người kể chuyện tham gia vào cuộc kiếm tìm còn nhiều ẩn số của hiện thực.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)