Giọng bỗ bã, dung tục

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 61)

7. Bố cục của khóa luận

2.5.2. Giọng bỗ bã, dung tục

Trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng ta thấy nổi bật lên là thứ ngôn ngữ rất gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Có thể nói, Tạ Duy Anh thường không sử dụng các mĩ từ văn hoa cho các trang văn của mình mà thay vào đó là thứ ngôn ngữ bỗ bã, dung tục, chao chát chợ búa. Chính sự tập hợp hệ thống ngôn ngữ đời sống ấy đã tạo nên chất giọng bỗ bã, dung tục đặc trưng cho tiểu thuyết của ông.

Trong Lão Khổ, chất giọng bỗ bã, dung tục xuất hiện đậm đặc. Người

kể chuyện dùng giọng điệu suồng sã nhất, bỗ bã nhất để kể lại câu chuyện làng Đồng cho bạn đọc. Bởi vậy, trong tác phẩm không thiếu những đoạn văn toát lên sắc giọng bỗ bã, dung tục như: “Tái sinh hay tái dê… nghe cứ lơ lớ như nhau. Mâm kia còn thiếu món thịt luộc. Cha tông ngôn bố thằng trời đánh,

mày để dái mày vào mặt các cụ đấy à?” [2, tr.68], “Về nhà mụ nằm ngửa ra giường, cười lăn lộn, cười đến vãi đái mới thôi” [2, tr.86]. Bên cạnh đó, những câu chửi như “Đ.mẹ thằng Khổ ăn gan, uống máu người” [2, tr.166] hay “Mẹ kiếp!” cũng chiếm tỉ lệ lớn trong tác phẩm.

Trong Thiên thần sám hối, giọng bỗ bã, dung tục còn được gia tăng ở

tần suất cao hơn. Tuy nhiên, chất giọng này hầu hết lại không phải là giọng của nhân vật hài nhi còn trong bụng mẹ mà là giọng của các nhân vật khác tham gia vào câu chuyện mà hài nhi nghe được. Chỉ khi tác giả trao quyền kể cho nhân vật khác thì lúc này ở người kể chuyện mới xuất hiện giọng bỗ bã, dung tục. Ví dụ: giọng kể của người đàn bà bị sẩy thai do ác nghiệp của chồng: “Em cố ôm bụng… cho đến khi thấy nóng hôi hổi ở bẹn, ở mông” [1, tr.32] hay chuyện bà Phước: “Đồ chó cái không biết đẻ” [1, tr.62], “Chỉ sợ chả chó nào nhìn chứ chị bảo mất chó gì” [1, tr.63], “Thế rồi chả biết thằng mả mẹ nào sơ suất khiến bụng em ễnh ra” [1, tr.65].

Trong Giã biệt bóng tối, một lần nữa người đọc nhận thấy trong đây thứ

ngôn ngữ đã xuống dốc một cách trầm trọng. Giọng bỗ bã, dung tục giúp các nhân vật thể hiện thái độ khinh miệt với xã hội – một xã hội đầy rẫy những thối nát, bất công, tiêu cực. Trong đó, giọng bỗ bã, dung tục xuất hiện đậm đặc nhất khi chuyện được kể với giọng kể của nhân vật quỷ ẩn mình trong bóng tối: “Tao bịt mắt những kẻ cầm cân nảy mực, nhét vào tay nó cục cứt nhưng lại làm cho mắt nó tưởng đấy là cục vàng” [3, tr.74]; “Ba cái trò chữ nghĩa ấy chắc do bọn văn sĩ văn siếc, cò mồi, bồi bút bịa ra, có mà gãi ghẻ. Tao ngang bằng với triết học triết hiếc. Tao ngồi xổm lên đạo đức” [3, tr.67].

Ai cũng biết, văng tục là sự thể hiện thái độ, một kiểu tâm trạng. Giọng dung tục, bỗ bã vang lên khi trong cuộc sống có quá nhiều bất công, ngang trái, khi xuất hiện những vấn đề bức xúc và con người có nhu cầu phải giải tỏa. Chất giọng này giúp tiểu thuyết về gần hơn với cái suồng sã, thông tục

của ngôn ngữ đời sống. Từ đó, những vấn đề tế nhị trong xã hội được phản ánh hết sức tự nhiên và chân thực (những tiêu cực ở nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, sự ham mê sắc dục, sự băng hoại trong cách sống…).

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)