Điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 39)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài

Khái niệm điểm nhìn bên ngoài được hiểu là người trần thuật miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật (người quan sát có thể là người kể chuyện

trực tiếp, có thể từ nhân vật khác, có thể theo một mô thức sẵn có)

Lão Khổ được kể theo ngôi thứ ba là chủ yếu. Với điểm nhìn bên trong,

người kể chuyện sẽ có thể nhìn hiện thực qua cái nhìn nhân vật, từ đó tâm lí nhân vật sẽ được phân tích, mổ xẻ kĩ lưỡng. Song nếu người kể chuyện muốn thâu tóm các sự kiện, thúc đẩy diễn biến các tình tiết của truyện thì phải cần sử dụng điểm nhìn bên ngoài. Với điểm nhìn bên ngoài, người kể chỉ đứng ngoài quan sát câu chuyện và kể lại nó một cách hoàn toàn khách quan. Cuộc đời lão Khổ chủ yếu được người kể chuyện kể bằng điểm nhìn bên ngoài. Thông qua đó, số phận lão Khổ từ lúc mới “thò mặt ra đời” đến khi trở thành một ông già “tóc tai, dung mạo như tiên ông, sống ẩn dật trong khu vườn thâm u, tịch mịch như khu chùa” [2, tr.16] được kể lại đầy đủ và khái quát. Những chặng đường đời của lão Khổ được sắp xếp qua từng trang truyện, mà

ngay từ tiêu đề các chương đã thể hiện rõ: Hiện về từ quá khứ, Chuyện tình

của lão Khổ, Thần số mệnh an bài, Tiền định về một tai họa… Người trần

thuật đã tạo ra một khoảng cách cần có để câu chuyện mang tính khách quan. Lão Khổ tự xây dựng nên cái khổ của mình. Lão là sản phẩm của lịch sử, là con đẻ cái guồng máy lão đã góp phần hùn vốn tạo dựng nên để sau này nghiền nát lão. Xuất thân bần cố, lão đã bị địa chủ hành hạ vì tư thù dòng họ. Rồi khi cờ đến tay, lão phất, lão trả thù, lão giết người, lão lên đến đỉnh cao của quyền lực. Cuối cùng lão lại bị đào thải. Luật tuần hoàn. Lão đi hết “kiếp” của mình, một hành trình tội ác và trừng phạt mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng.

Trong Thiên thần sám hối, mặc dù điểm nhìn chủ yếu là điểm nhìn bên

trong nhân vật hài nhi, song trong tác phẩm, tác giả đã nhiều lần trao quyền cho nhân vật tự kể về mình. Từ đó, điểm nhìn được tổ chức theo lối “kính vạn hoa”. Ở đây, điểm nhìn có sự dịch chuyển từ người kể chuyện đến nhân vật và từ nhân vật này sang nhân vật kia. Cùng với điểm nhìn của nhân vật hài nhi, Tạ Duy Anh đã tạo ra các điểm nhìn khác nhau của nhân vật: điểm nhìn của cô gái sẩy thai nhiều lần vì luôn ám ảnh bởi tội ác của chồng, điểm nhìn của bà Phước, điểm nhìn của cô nhà báo Bằng Giang, điểm nhìn của thiên thần… Với mỗi một điểm nhìn của nhân vật, người đọc được chứng kiến những mặt khác nhau của hiện thực. Khi tác giả trao quyền kể cho các nhân vật, chúng ta thấy có sự kết hợp giữa điểm nhìn bên ngoài của hài nhi khi kể chuyện và điểm nhìn bên trong của các nhân vật khi tự kể về mình. Ở đây, với điểm nhìn bên ngoài của hài nhi, người kể chuyện trở nên bình đẳng về tiếng nói với các nhân vật khác. “Tôi” không phải là người kể chuyện “biết tuốt”, kể lại mọi chuyện mà chỉ đóng vai trò dẫn dắt người đọc đi tìm hiểu sự thật. Và bởi thế, người đọc cũng sẽ không trở thành người thụ động nghe chuyện nữa mà như được tham gia vào cuộc kiếm tìm còn nhiều ẩn số cùng với người kể chuyện. Chính sự kết hợp điểm nhìn đó tạo nên sự lôi cuốn cho tác phẩm, đồng thời, khả năng phản ánh hiện thực được tăng lên.

Với Giã biệt bóng tối, điểm nhìn bên ngoài được thể hiện rõ rệt nhất khi

câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba. Khi kể bằng ngôi thứ ba, người kể chuyện đứng sau tất cả các diễn biến, sự kiện của truyện, chủ yếu trần thuật lại những lời nói, cử chỉ, việc làm… của nhân vật chứ không đi sâu vào các chi tiết tâm lí, các suy nghĩ của họ.

Đoạn “Những kẻ xấu số” kể về câu chuyện xung quanh những cái chết

kì lạ của làng Thổ Ô, người kể chuyện chỉ đóng vai trò là người nghe được và kể lại. Anh ta tuồng như không can thiệp vào những điều anh ta nghe được,

thấy được. Ở đây, người đọc chỉ thấy trên bề mặt văn bản hình ảnh người kể chuyện cố gắng tỏ ra là một người quan sát khách quan, chỉ làm nhiệm vụ thuật lại những điều tai nghe, mắt thấy.

Đoạn “Một buổi chiều ở trại phục hồi nhân phẩm – lời người kể

chuyện”, tác giả cũng sử dụng hình thức kể ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên

ngoài là chủ yếu. Những đoạn miêu tả cảnh cô cave tắm mang đến cho người đọc cảm giác thanh sạch, thể hiện quá trình bắt đầu con đường phục thiện của cô: “Vậy mà giờ đây, trước mặt anh ta cái thân hình nát tươm ấy như vừa được một phép màu hồi sinh thành cơ thể một thiếu nữ. Nó còn nguyên vẹn những đường nét mềm mại, quyến rũ khiến bất cứ ai là đàn ông cũng thèm khát. Nó trở nên mềm mại, mát mẻ bởi những giọt nước trong suốt bám trên cơ thể mỗi khi mụ đứng dậy kỳ cọ (…) Cái cách tắm của mụ giống như người ta làm một nghi lễ thanh tẩy vậy” [3, tr.217].

Với việc sử dụng điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện đã giúp bạn đọc có cái nhìn về thế giới nhân vật, từ đó khám phá các tầng ý nghĩa trong văn bản.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)