Người kể chuyện không đáng tin

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 46)

7. Bố cục của khóa luận

2.3.Người kể chuyện không đáng tin

Khảo sát các văn bản văn xuôi sau 1986, thấy xuất hiện hàng loạt hình

tượng người kể chuyện không đáng tin. Từ điển thuật ngữ văn học đã giới

thiệu một mục từ về “người trần thuật đáng/ không đáng tin cậy”. Theo các tác giả từ điển, người kể chuyện đáng tin cậy là “người thống nhất được hệ giá trị trong tác phẩm, dù có được cải biên như thế nào, sự đánh giá không hề

thay đổi” (Ví dụ: Thủy hử). Khác với người kể chuyện đáng tin cậy, người kể

chuyện không đáng tin cậy là người kể chuyện “hoặc không bày tỏ thái độ đánh giá sự kiện hoặc cố ý im lặng không nói rõ các mối quan hệ nhân quả khiến cho việc lí giải bị mơ hồ, hoặc cố tình bỏ sót một số chi tiết, hoặc kể những điều không liên quan tới sự việc chính hoặc sử dụng một giọng điệu

không phù hợp, hoặc tỏ ra hoàn toàn không hiểu” (Ví dụ: Kẻ sát nhân của Hêminguê hay Lâu đài, Vụ án của F.Kapka) [14, tr.224].

Hình tượng người trần thuật không đáng tin cậy dẫn đến tính “bất khả tín” của hiện thực. Trên thực tế, nó đã phá hủy phần lớn các quan niệm về đời sống và văn học theo cách hiểu truyền thống.

Tìm hiểu tiểu thuyết Tạ Duy Anh, nhất là những tiểu thuyết gần đây, chúng tôi nhận thấy nhà văn thường xuyên xây dựng những hình tượng người kể chuyện không đáng tin cậy. Chính bởi lẽ đó mà khi tìm hiểu sự độc đáo của người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng tôi thấy cần thiết phải dành một mục để đi sâu tìm hiểu hình tượng người kể chuyện không đáng tin trong tiểu thuyết của ông.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 46)