- Cấp ủy, lãnh đạo nhà trường có nhu cầu đề nghị bổ nhiệm cán bộ phải phối hợp với Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT thực hiện các công việc sau:
2. Tiểu kết chƣơng
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các biện pháp phát triển CBQL trường mầm non Thị xã Sơn Tây, đề tài đã đề xuất ra 5 biện pháp phát triển CBQL trường mầm non theo hướng chuẩn hóa như sau:
(1) Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch, rà soát bổ sung quy hoạch hàng năm đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non của thị xã Sơn Tây.
(2) Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non.
(3) Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non theo các tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
(4) Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện và mức độ đạt được các tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng và CBQL trường mầm non.
(5) Xây dựng môi trường, cơ chế chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ CBQL các trường mầm non.
3. Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến chuyên gia là lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên viên phòng Giáo dục Đào tạo, phòng Nội vụ, ban giám hiệu trường
107
mầm non về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều khẳng định có tính cần thiết và tính khả thi cao. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển CBQL trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng CBQL, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thị xã Sơn Tây trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận: 1. Kết luận:
Giáo dục luôn là yếu tố then chốt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ có thể hoàn thiện sứ mệnh của mình nếu hệ thống các nhà trường đảm bảo đội ngũ CBQL có đủ năng lực phẩm chất bao gồm: Đạo đức, văn hóa quản lý, tầm nhìn lý luận, khả năng tác nghiệp và phong cách điều hành tiến trình đào tạo thích hợp cho từng cơ quan của hệ thống giáo dục quốc dân.
Từ những kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 1, chương 2, chương 3 cho thấy mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận văn đã được thực hiện.
Thực tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của quản lý trong đời sống xã hội. GD&ĐT là một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người, để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải tăng cường công tác quản lý mà đội ngũ CBQL là then chốt.
Đội ngũ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là lực lượng nòng cốt, trụ cột trong nhà trường quyết định chất lượng giáo dục mầm non. Do vậy, cần phải
108
có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tạo mọi điều kiện để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo “đủ về lượng”, “mạnh về chất” và “đồng bộ về cơ cấu” và dần đạt tới “chuẩn”.
Giáo dục mầm non Thị xã Sơn Tây trong những năm gần đây trong những năm gần đây đã đáp ứng một phần yêu cầu về công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, thì công tác quản lý các trường mầm non còn nhiều bất cập, trình độ, năng lực của một số CBQL chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non một cách đồng bộ, có chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chất lượng giáo dục mầm non thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Với những mục tiêu, yêu cầu trên, luận văn đã nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ nói chung, cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non trên địa bàn thị xã nói riêng; Trên cơ sở đó đã đề xuất 5 biện pháp để phát triển đội ngũ CBQL các trường mầm non thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa. Các biện pháp trên đều đã được khảo nghiệm trong thực tế, được các chuyên gia đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi cao.