- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ
1.4.1. Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thực tiễn đã khẳng định rằng, chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục mầm non nói riêng được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ CBQL nói chung, đội ngũ CBQL trường mầm non nói riêng còn có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thời gian qua, chất lượng GD-ĐT nhìn chung còn thấp. Vì vậy, cùng với quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới công tác giả quản lý đội ngũ CBQL nói chung và công tác quản lý đội ngũ CBQL trường mầm non nói riêng.
Nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non phải gắn liền với việc xây dựng và phát triển quy mô, chất lượng và cơ cấu đội ngũ.
29
* Quy mô là “độ rộng lớn về tổ chức” được thể hiện bằng số lượng thành viên của đội ngũ.
Việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non có quy mô hợp lý tức là tạo ra một đội ngũ CBQL đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD-ĐT.
*Chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của người, sự vật”
Theo PGS.TS Lê Đức Phúc thì: Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với sự vật khác; Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và phát triển toàn diện của xã hội...
Chất lượng của đội ngũ là vấn đề vô cùng quan trọng của một tổ chức, đơn vị. Theo ông Lê Đức Bình, nguyên phó trưởng ban Trung ương Đảng: Cán bộ trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý là lực lượng nòng cốt của bộ máy tổ chức.
Xuất phát từ những ý tưởng đó cùng với khái niệm đội ngũ CBQL nhà trường, chúng tối thấy chất lượng đội ngũ CBQL nhà trường được thể hiện ở một số điểm sau:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong - Năng lực chuyên môn
- Nghiệp vụ quản lý
Đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non thì nhân tố quan trọng nhất là phát triển chất lượng của đội ngũ đó. Chất lượng đội ngũ CBQL mầm non có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, do đó, đội ngũ CBQL trường mầm non phải đạt tiêu chuẩn chất lượng.
* Cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ thể hiện ở sự hợp lý trong việc bố trí về cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ...
Cơ cấu đội ngũ CBQL là kết cấu bên trong của một hệ thống tổ chức. Cơ cấu đội ngũ CBQL trường mầm non bao gồm các thành phần: Hiệu trưởng,
30
Phó hiệu trưởng, đội ngũ này đủ mạnh để phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tập thể cùng nhau thực hiện chức năng quản lý.
Để thực hiện mục tiêu trên việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL ở các trường mầm non phải thoả mãn đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, phát triển đúng định hướng, có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, phát triển độ ngũ CBQL ở các trường mầm non phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:
(1) Lấy phát triển bền vững làm trung tâm. Đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ CBQL, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài cho tương lai.
(2) Việc phát triển đội ngũ CBQL phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
(3) Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục phải phù hợp với đặc trưng của cấp học, của loại hình trường.
(4) Bảo đảm sự chủ động, sáng tạo trong việc lập quy hoạch cũng như sự chủ động, tích cực của cấp quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ CBQL, sao cho các nhà trường có đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện nhiệm vụ.
(5) Đảm bảo môi trường dân chủ trong việc phát triển đội ngũ, bồi dưỡng toàn diện về đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, năng lực tổ chức điều hành của đội ngũ CBQL dần dần đi vào chuyên môn hoá đội ngũ CBQL.
(6) Phát triển đội ngũ CBQL phải bám sát vào nhu cầu, cơ cấu sử dụng của đơn vị. Đồng thời lấy lợi ích của người lao động là nguyên tắc phát triển.