Biện pháp 3: Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non theo các tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã sơn tây, thành phố hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 88)

- Cấp ủy, lãnh đạo nhà trường có nhu cầu đề nghị bổ nhiệm cán bộ phải phối hợp với Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT thực hiện các công việc sau:

3.2.3.Biện pháp 3: Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non theo các tiêu chuẩn

Hiệu trưởng trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm trang bị cho họ vốn tri thức cơ bản về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, hình thành phát triển những kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Thông qua đào tạo bồi dưỡng nhằm khắc phục hạn chế, trì trệ trong nhận thức, bù đắp những thiếu hụt, phát huy mặt tích cực để nâng cao năng lực quản lý của mỗi CBQL.

Việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp, nhân cách con người là nhu cầu thiết yếu của mỗi CBQL. Cán bộ, giáo viên,

89

nếu muốn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải không ngừng học tập, đào tạo, bồi dưỡng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường mầm non (bao gồm cả CBQL đương chức và dự bị) phải trở thành nhu cầu tự thân, bắt buộc để CBQL hoàn thiện, phát triển các năng lực lãnh đạo, quản lý một cách toàn diện, phát triển nhân cách, đảm bảo chuẩn CBQL theo quy định, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL là một trong các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo đội ngũ CBQL. Do vậy, xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thuyết phục, phù hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển.

Căn cứ vào thực trạng của đội ngũ CBQL giáo dục của thị xã, cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường mầm non theo các nội dung:

Về trình độ chuyên môn: Đào tạo trên chuẩn trình độ Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ cho đội ngũ cán bộ dự nguồn cho quy hoạch, và đội ngũ CBQL còn trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển. Bồi dưỡng thường xuyên, định kì hàng năm để đội ngũ CBQL nắm bắt được nội dung chương trình mới, phục vụ cho việc quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường có hiệu quả.

Về lý luận chính trị: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước VN về phát triển GD&ĐT; chiến lược phát triển GD&ĐT , kế hoạch phát triển ngành học, bậc học.

Về nghiệp vụ quản lý: Tất cả CBQL đương nhiệm và CB dự nguồn trong quy hoạch đều được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý để họ luôn được cập nhập những tri thức mới về QLGD, quản lý nhà nước.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần chú ý đến việc tạo ra những sự việc, tình huống phức tạp có thể xảy ra trong hoạt động quản lý để CBQL xử lý, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm thực tiễn điển hình trong cách xử lý

90

các tình huống đó cho CBQL học tập, tiếp thu để họ có thể vận dụng khi trở về địa phương công tác.

Về kỹ năng quản lý: Cần chú trọng đến kĩ năng quản lý nhân sự, quản lý tài chính của Hiệu trưởng trường mầm non, tăng thêm nội dung yêu cầu rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý, trong đó có các kỹ năng lập kế hoạch; tổ chức thảo luận nhóm; giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý điển hình; giảm bớt nội dung lý thuyết hàn lâm, chưa thiết thực.

Về bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ: Hiện nay đội ngũ CBQL trường Mầm non Thị xã Sơn Tây còn rất hạn chế về trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng máy tính. Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin hiện nay, biết sử dụng công nghệ thông tin hiện đại có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là đối với các CBQL trường mầm non, giúp cho họ sử dụng quản lý thông tin, dữ liệu; truy cập, khai thác trên mạng về những thông tin QLGD góp phần thực hiện có hiệu quả hơn trong quản lý trường học.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Khảo sát, đánh giá thực tế về số lượng, cơ cấu, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, đồng thời xác định đội ngũ cán bộ kế cận, dự nguồn để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp lý.

Việc khảo sát đánh giá đội ngũ CBQL đòi hỏi phải chính xác, khách quan thì mới cung cấp được thông tin đầy đủ, chính xác cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL có hiệu quả thiết thực. Đây là công việc cần tiến hành thường xuyên hàng năm đối với các cấp QLGD.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL trường mầm non:

Để xây dựng được đội ngũ CBQL trường mầm non có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, có đủ năng lực để đáp ứng với nhu cầu về đổi mới QLGD, các cấp QLGD như Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL phù hợp với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với

91

điều kiện ở địa phương. Chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, cán bộ dự nguồn trong qui hoạch. Chú ý phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo.

Phương thức đào tạo, bồi dưỡng CBQL: Cần kết hợp các phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng:

Đào tạo chính quy: Đào tạo trình độ cử nhân hoặc trình độ thạc sĩ CBQL cho CBQL trẻ, cán bộ dự nguồn trong quy hoạch có năng lực và triển vọng phát triển.

Đào tạo tại chức: Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Thị xã mở lớp Trung cấp lý luận chính trị tại thị xã vào dịp hè, Trung tâm Giáo dục thường xuyên liên kết với các trường Đại học, các học viện, mở các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ như: Đại học Giáo dục, Đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục, Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội… nhằm giúp cho đội ngũ CBQL trường mầm non vừa có điều kiện học tập nâng cao trình độ, vừa kết hợp công tác.

Bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QLGD theo các hình thức: Học tập trung tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện QLGD; tổ chức các lớp học ngắn hạn, hội thảo, tập huấn tại địa phương, tự nghiên cứu tài liệu, tự học qua Internet để cập nhập những kiến thức mới về QLGD,

Tổ chức các đợt tham quan, thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm điển hình về công tác quản lý các trường trong và ngoài thành phố, các nước trong khu vực.

Kiểm tra, đánh giá: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hằng năm phải tiến hành kiểm tra, đánh giá việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL nhằm xác định kết quả đạt được so với mục tiêu, kế hoạch đặt ra, tìm ra những mặt đã làm được, chưa được và nguyên nhân tồn tại để bổ sung điều chỉnh kịp thời.

92

Bổ sung thêm điều kiện bắt buộc để xem xét, bổ nhiệm CBQL trường mầm non: phải có chứng chỉ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị về khả năng sử dụng tin học trong giảng dạy và công tác. Giải pháp này thực hiện được nếu bổ sung và tiêu chuẩn CBQL trường mầm non do Bộ GD&ĐT quy định, được cụ thể hóa trong quy chế bổ nhiệm cán bộ của địa phương và tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ.

Phải nghiên cứu, đổi mới đồng bộ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo bồi dưỡng CBQL trường mầm non; việc đào tạo, bồi dưỡng cần phải gắn với sử dụng CBQL (CB quy hoạch và đương chức)

UBND thị xã cần bố trí đủ giáo viên và CBQL theo quy định để nhà trường có thể cử CBQL và giáo viên đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung.

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện và mức độ đạt được các tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường mầm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã sơn tây, thành phố hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 88)