- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ
1 Xác định đúng mục tiêu phát triển độ
2.6.3. Nguyên nhân yếu kém của đội ngũ CBQL
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do được hình thành trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài (qua các thời kỳ chiến tranh, qua cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,...) nên những tồn tại, khiếm khuyết của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục không thể khắc phục một sớm, một chiều; những tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động tới giáo dục trong điều kiện giáo dục được nhà nước bao cấp từ rất nhiều năm; Tiền lương và các chế độ, chính sách có liên quan chưa đủ tạo được động lực để đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục chuyên tâm với nghề nghiệp cho nên họ phải làm thêm để tăng thu nhập, ít dành thời gian tự học, nghiên cứu khoa học, chưa chuyên tâm tập trung đúng mức cho việc nâng cao chất
72
lượng giảng dạy và QLGD. Nguyên nhân chủ quan là do nhận thức của các cấp lãnh đạo quản lý về vai trò, vị trí của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong sự nghiệp phát triển giáo dục tuy đã tích cực hơn nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định; việc rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục thực hiện chưa kịp thời và chưa hiệu quả. Công tác dự báo và quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhà giáo và CBQL giáo dục chưa được chú trọng đúng mức và chưa có những biện pháp có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sử dụng và yêu cầu đổi mới giáo dục; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ; cơ chế phân công, phân cấp trách nhiệm QLGD còn chưa hợp lý, thiếu sự đồng bộ, có nhiều cơ quan tham gia vào quá trình tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhà giáo và CBQL giáo dục làm cho ngành giáo dục thiếu tính chủ động trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; một bộ phận CBQL giáo dục chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, chính quy; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục ở một số địa phương chưa kịp thời và có nơi, có lúc chưa nghiêm.
Trên địa bàn thị xã Sơn Tây, đội ngũ CBQL các trường mầm non trước khi bổ nhiệm đại bộ phận CBQL chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, cũng do yêu cầu của ngành nên phải bố trí công tác, sau đó mới trải qua một lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Vì vậy, các kĩ năng quản lý hạn chế như: xem nhẹ công tác thông tin, thiếu cập nhật những thông tin quản lý mới chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, không vững vàng về lý luận quản lý trường học. Nhiều năm liền chưa có quy hoạch đào tạo CBQL cho bậc mầm non nên việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ gặp khó khăn. Công tác luân chuyển cán bộ chưa được triển khai thực hiện. Một bộ phận CBQL nghiệp vụ sư phạm chưa vững, chưa hội đủ uy tín về chuyên môn, ít quan tâm đến tay nghề giáo viên. Do đó, đã gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý chỉ đạo hoạt động trong nhà trường. Công tác xã hội hóa giáo dục mầm non chưa mạnh. Công tác quản lý, đánh giá, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý mầm non theo hướng chuẩn hiệu quả đánh giá
73
chưa cao, còn mang tính hình thức; gây khó khăn cho việc tổ chức bồi dưỡng và sàng lọc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Công tác thanh tra, kiểm tra và các biện pháp xử lý khắc phục những hạn chế của đội ngũ CBQL chưa kịp thời, chế độ khen thưởng động viên chưa thỏa đáng.
Trên đây là những tồn tại và nguyên nhân cơ bản của bậc học mầm non nói chung và đội ngũ CBQL trường mầm non nói riêng. Vì thế, để giải quyết các vấn đề trên thì việc tìm ra biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường mầm non theo hướng chuẩn là một vấn đề bức thiết đòi hỏi các nhà quản lý thị xã Sơn Tây cần có sự quan tâm đặc biệt hơn trong thời gian tới.
Tiểu kết chƣơng 2
Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây, chúng tôi thấy: Trong những năm qua, công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường mầm non đã được các cấp có thẩm quyền quan tâm thực hiện, đã có những biện pháp tích cực để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non nhằm đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Bên cạnh những điểm mạnh, công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây còn có những mặt yếu, những hạn chế như đã phân tích, đánh giá ở trên.
Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, yếu kém trong công tác phát triển đội ngũ CBQL nhằm triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của thị xã Sơn Tây, trước những thuận lợi và khó khăn như hiện nay cần phải có những biện pháp để phát triển đội ngũ CBQL nói chung và CBQL các trường mầm non trên địa bàn thị xã Sơn Tây nói riêng.
74
CHƢƠNG 3