Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trường mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã sơn tây, thành phố hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 26)

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ

1.3.4.Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trường mầm non

mầm non

1.3.4.1. Hiệu trưởng trường mầm non

Hiệu trưởng trường mầm non là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường.

Hiệu trưởng do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm đối với trường công lập, công lập tự chủ về tài chính hoặc công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.

Theo điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Hiệu trưởng trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;

- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

27

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Tóm lại, Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ chủ trương, chịu trách nhiệm trước Đảng về chủ trương, trước Nhà nước và ngành GD&ĐT về các hoạt động trong trường mầm non. Vì vậy, để cộng đồng trách nhiệm giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trong việc xây dựng nhà trường ngày một tốt hơn, Hiệu trưởng phải phân công công việc cho Phó hiệu trưởng, thường xuyên nắm bắt, phân tích, xử lý thông tin để có những quyết định kịp thời, không để những hiện tượng giao khoán, thiếu trách nhiệm.

1.3.4.2. Phó hiệu trưởng trường mầm non

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng.

Mỗi trường có từ một đến hai Phó hiệu trưởng, do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm đối với trường công lập; công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.

Phó Hiệu trưởng trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản theo quy định của điều lệ trường mầm non như sau:

- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; - Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng uỷ quyền;

28

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Như vậy, Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những việc được phân công, cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm liên đới trước Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT trong việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên về các hoạt động trong trường mầm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã sơn tây, thành phố hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 26)