Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh qua các chỉ số

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 87)

Bảng 19: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch Số tiền 2009 2010 2011 2010 - 2009 2011 - 2010 Nợ xấu 10.380 10.939 50.793 559 39.854 Tổng dư nợ 2.168.720 2.670.427 2.081.001 501.707 -589.426 Dư nợ bình quân 2.030.493 2.430.354 2.031.580 399.861 -398.774 Nợ nhóm 5 2.354 7.886 1.115 5.532 -6.771 DPRR tín dụng 6.500 2.284 19.000 -4.216 16.716 Hệ số RRTD (%) 0,48 0,41 2,44 -0,07 2,03 Hệ số DPRR (%) 0,32 0,09 0,94 -0,23 0,85 Hệ số khả năng mất vốn (%) 0,12 0,32 0,05 0,20 -0,27 Khả năng bù đắp RRTD (%) 62,62 20,88 37,41 -41,74 16,53

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp và tính toán dựa trên số liệu từ Phòng Quản lý rủi ro)

 Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số này đo lường chất lượng của nghiệp vụ tín dụng, theo thông lệ Quốc

tế cũng như quy định của NHNN tỷ lệ xấu không được vượt quá mức 5% dư nợ

Qua số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu của NH giai đoạn 2009 – 2011 là khá tốt ở mức khá an toàn đặc biệt là trong năm 2009 và 2010 tỷ lệ nợ xấu dưới 1% và tỷ lệ nợ

xấu phân theo từng ngành kinh tế, thành phần kinh tế, thời hạn cũng đều ở mức

thấp, cho thấy công tác quản lý rủi ro của NH là khá tốt không để cho ngành nào có dư nợ xấu vượt ngưỡng an toàn. Do nghiệp vụ tín dụng được quản lý tốt NH

đã cân đối được nguồn vốn tạo uy tín cho KH minh chứng là lợi nhuận trong hai năm này của NH là khá cao. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của NH tăng đột biến đạt

hạn trong năm là khá cao và trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế NH

đã khá thận trọng phân loại nợ để có thể xử lý kịp thời khi rủi ro xảy. Tuy nhiên nếu xét tỷ lệ nợ xấu phân theo từng ngành kinh tế thì các ngành Thương nghiệp,

Xây dựng có tỷ lệ nợ xấu vượt quá 5%. Vì vây trong năm 2012 NH cần có các

biện pháp cấp thiết để giảm rủi ro đối với hai ngành này. Tóm lại, tuy nợ xấu của

NH vẫn ở mức an toàn nhưng đã có dấu hiệu gia tăng, do đó trong thời gian tới

NH cần thậm định kỹ hơn hồ sơ xin vay vốn nhằm chế rủi ro ngay từ đầu đồng

thời nâng chất lượng công tác thu hồi nợ.

 Hệ số dự phòng rủi ro

Hệ số này đo lường độ lớn quỹ DPRR tín dụng của NH hế số này càng cao nghĩa là chất lượng tín dụng của NH càng thấp, tại NH công tác trích lập DPRR luôn được thực hiện chủ động sát với thực tế hoạt động tín dụng của NH trong

từng năm nhằm đảm bảo tối thiểu chi phí và vẫn an toàn cho hoạt động của chi

nhánh. Qua bảng đánh giá ta thấy hệ số dự phòng rủi ro tín dụng của NH phản ánh đúng chất lượng tín dụng trong từng năm, cụ thể năm 2010 khi chất lượng tín

dụng là tốt nhất trong ba năm thì quỹ DPRR chỉ chiếm khoảng 0,09% dư nợ và

ngược lại trong năm 2011 hệ số này tăng 0,84 điểm %. Nguyên nhân làm cho quỹ DPRR biến động mạnh qua các năm là do trong năm 2010 ban giám đốc NH

đã xem xét, đánh giá chất lượng của các khoản cho vay là khá tốt và dựa vào những điều kiện về kinh tế tài chính trong năm và tương lai nên chỉ trích DPRR khoảng 2.000 triệu đồng nhằm giảm chi phí của NH xuống những vẫn đảm bảo

khả năng bù đắp tổn thất. Ngược lại, trong năm 2011 khi tỷ lệ nợ xấu gia tăng thì quỹ DPRR cũng tăng tương ứng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho NH.

 Hệ số khả năng mất vốn

Hệ số này đo lường tỷ lệ nợ nhóm 5 trên dư nợ bình quân của NH, nhìn chung nợ có khả năng mất vốn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ dưới

1% tức là khi NH giải ngân cho vay 100 đồng thì khả năng mất vốn là < 1 đồng

mặc dù năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là cao nhất nhưng hệ số khả năng mất vốn lại thấp

nhất điều đó lại khẳng định chất lượng dư nợ còn khá tốt.

 Khả năng bù đắp RRTD

Hệ số này cho biết quỹ DPRR tín dụng của NH có thể bù đắp được bao

xảy ra của NH trong giai đoạn 2009 – 2011 có nhiều biến động, thấp nhất là

trong năm 2010 khi 1 đồng nợ xấu được bù đắp bởi 0,2088 đồng từ quỹ dự phòng và nhất là trong năm 2011 khi nợ xấu tăng cao thì khả năng bù đắp của NH là tốt hơn 37,41%, nhìn chung ban giám đốc đã có các chính sách cũng như các đánh

giá về khả năng bị tổn thất từ các nhóm nợ xấu để xây dựng quỹ DPRR để đảm

bảo khả năng bù đắp khi tổn thất xảy ra nhưng vẫn hạn chế tối đa chi phí cho

NH, và qua các hệ số cho thấy khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng có khả năng bù đắp đầy đủ được những tổn thất này vì đa số các khoản vay của NH đều có tài sản đảm bảo vì vậy khi rủi ro xảy ra NH đã thu hồi khá đầy đủ các khoản nợ từ

việc xử lý tài sản đảm bảo, chỉ một phần nhỏ những tổn thất là được bù đắp bởi

quỹ DPRR.

4.3.2.1. Đánh giá chất lượng tín dụng phân theo thời hạn

Phần trên ta đã đi phân tích và đã đánh giá tổng quát được chất lượng tín

dụng của toàn bộ NH trong giai đoạn 2009 – 2011, tuy nhiên nợ xấu của NH là tổng hợp của nhiều ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thời hạn

cũng như mục đích sử dụng vốn cũng khác nhau và chất lượng tín dụng cũng khác nhau. Do đó ở phần này ta đi đánh giá chất lượng tín dụng của từng ngành nghề, các thành phần kinh tế và từng thời hạn để thấy được đâu là các nhân tố tác động và đóng góp nhiều nhất vào tỷ lệ nợ xấu của NH.

Bảng 20: TỶ LỆ NỢ XẤU TRÊN DƯ NỢ PHÂN THEO THỜI HẠN CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Đơn vị tính: % Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 – 2009 2011 – 2010 Ngắn hạn 0,47 0,39 2,10 -0,08 1,71 Trung hạn 0,82 0,64 8,58 -0,18 7,94 Dài hạn 0,00 0,32 0,00 0,32 -0,32

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp và tính toán dựa trên số liệu từ Phòng Quản lý rủi ro)

Qua bảng số liệu tính toán tỷ lệ nợ xấu của NH phân theo thời hạn ta nhận

thấy tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trong ba năm đã phản ánh đúng chất lượng tín dụng

của toàn ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ trong năm 2010 khoảng 0,08 điểm

với năm 2010 nguyên nhân đã được giải thích khá nhiều ở trên nhưng chủ yếu là thị trường đầu ra sụt giảm vòng quay vốn lưu động của các DN vay vốn bị ứ đọng ảnh hưởng đến khả năng tài chính của DN. Nhưng nhìn chung chất lượng dư nợ ngắn hạn của NH là khá tốt vẫn nằm trong vòng an toàn cho phép của

NHNN.

Cũng trong xu hướng đó tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay trung hạn cũng

biến động tượng tự, nhưng rủi ro đối với các khoản vay trung hạn trong năm

2011 là khá cao thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu trong năm là 8,58% vượt ngưỡng khuyến

cáo an toàn 5% của NHNN. Có thể nói nợ xấu trung hạn trong năm 2011 tác động mạnh nhất dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của toàn NH tăng nhanh làm suy giảm chất lượng tín dụng của NH. Trái lại đối với hai loại thời hạn trên dư nợ dài hạn

không xuất hiện nợ xấu trong hai năm 2009 và 2011 và chỉ xuất hiện nợ xấu trong năm 2010 nhưng ở tỷ lệ khá thấp khoảng 0,32% có nghĩa là NH cho vay

100 đồng dài hạn thì khả năng cao nhất mất vốn là 0,32 đồng điều đó cho thấy

chất lượng tín dụng dài hạn là tốt nhất trong các loại thời hạn cho vay của NH.

4.3.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng phân theo ngành kinh tế

Bảng 21: TỶ LỆ NỢ XẤU TRÊN DƯ NỢ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Đơn vị tính: %

Năm Chênh lệch

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010 – 2009 2011 – 2010

Nuôi trồng thủy sản 1,98 1,22 0,03 -0,76 -1,19

Công nghiệp chế biến 0,10 0,00 0,00 -0,10 0,00

Thương nghiệp 0,60 0,07 6,61 -0,53 6,54

Xây dựng 0,31 0,73 5,94 0,42 5,21

Khách sạn – nhà hàng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Ngành khác 0,27 0,50 0,83 0,23 0,33

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp và tính toán dựa trên số liệu từ Phòng Quản lý rủi ro)

Như đã phân tích ở trên giá trị nợ xấu của ngành Nuôi trồng thủy sản giảm

liên tục trong ba năm trong khi quy mô tín dụng của ngành ngày càng tăng cho

thấy chất lượng tín dụng của ngành Nuôi trồng thủy sản tốt dần lên như trong năm 2009 và 2010 tỷ lệ nợ xấu của ngành là cao nhất trong tất cả các ngành nghề

cho vay của NH đạt lần lượt là 1,98% và 1,22% dư nợ nhưng sang năm 2011 tỷ

lệ nợ xấu của ngành là rất thấp khoảng 0,03% giảm 1,19 điểm % so với tỷ lệ nợ

xấu năm 2010 nguyên nhân là nông dân ngày càng ứng dụng nhiều khoa học kỹ

thuật vào trong nuôi trồng thủy sản nên năng suất khá cao và trong năm có nhiều

hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Châu Âu và Mỹ.

Ngành Công nghiệp chế biến và Khách sạn – Nhà hàng là hai ngành có chất lượng tín dụng tốt nhất của chi nhánh trong giai đoạn 2009 – 2011, đặc biệt là ngành Khách sạn – Nhà hàng không xuất hiện nợ xấu trong ba năm gần đây.

Trong thời gian tới NH cần có các kế hoạch để tăng trưởng dư nợ ngành này nhằm nâng cao hiệu hoạt động của NH. Ngành công nghiệp chế biến chỉ có nợ

xấu trong năm 2009 nhưng ở tỷ lệ khá thấp chỉ 0.10% nhưng đến năm 2010 do

hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ các khoản vay của ngành

đều được đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn vì vậy mà tỷ lệ nợ

xấu về mức 0%.

Nhìn chung chất lượng tín dụng của ngành Thương nghiệp trong 2 năm

2009 và 2010 là khá tốt nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, nhất là năm 2010 khi

nền kinh tế được kích thích tăng trưởng nhiều chính sách xúc tiến thương mại được triển khai hoạt động buôn bán trên địa bàn sôi động hơn khả năng tài chính của các DN được cải thiện thì tình trạng dư nợ xấu của NH cũng giảm xuống ở

mức khá thấp khoảng 0,07%. Nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngành Thương nghiệp là

đáng báo động trong năm 2011 khi tỷ lệ này tăng 6,54 điểm % so với tỷ lệ nợ

xấu năm 2010, vượt ngưỡng an toàn cho phép của NHNN và đây là nhóm ngành đã chiếm tới 68,80% tổng nợ xấu trong năm của CN, qua đó cho thấy ngành

Thương mại có chất lượng tín dụng thấp nhất trong tất cả các nhóm ngành mà

NH cho vay trong năm 2011.

Chất lượng tín dụng đối với nhóm ngành xây dựng có xu hướng ngày càng xấu đi và với tốc độ ngày càng nhanh như năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 5,94% vượt ngưỡng an toàn 5% cho thấy đây là ngành có chất lượng tín dụng khá kém so với các ngành khác, đem lại nguy cơ rủi ro lớn cho NH. Nguyên nhân là do đây là

nhóm ngành theo Chỉ thị số 11 của Chính phủ bị hạn chế tăng trưởng tín dụng và

đạm, nhu cầu xây dựng, mua nhà thấp. Còn các ngành khác có chất lượng tín

dụng nhìn chung là khá tốtở mức dưới 1%.

4.3.2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng phân theo thành phần kinh tế

Bảng 21: TỶ LỆ NỢ XẤU TRÊN DƯ NỢ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Đơn vị tính: % Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 – 2009 2011 - 2010 DNNN 0,33 0,65 2,92 0,32 2,27 Cty TNHH 0,00 0,00 1,56 0,00 1,56 DNTN 1,18 3,03 23,34 1,85 20,31 Cá thể 2,42 1,01 0,34 -1,41 -0,67 Thành phần khác 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp và tính toán dựa trên số liệu từ Phòng Quản lý rủi ro)

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu của DNNN trong hai năm 2009 và

2010 là khá thấp ở mức dưới 1% rủi ro mất vốn của các DN này trong hai năm

này là khá thấp, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng nhanh trong năm 2011 tăng khoảng 2,27 điểm % so với tỷ lệ nợ xấu năm 2010 nhưng vẫn nằm

trong vòng an toàn cho phép của NHNN trong khi quy mô tín dụng của các DN

này tại NH trong ba năm gần đây lại giảm rõ rệt cho thấy chất lượng dư nợ DNNN đang giảm đi.

Trong tất cả các thành phần kinh tế mà NH cho vay thì ngoài các DN, cá

nhân, được phân vào nhóm thành phần khác không xuất hiện nợ xấu trong giai đoạn 2009 – 2011 có chất lượng tín dụng tốt nhất tại NH, còn có các công ty TNHH cũng có chất lượng dư nợ khá tốt cũng không xuất hiện nợ xấu trong hai năm 2009 – 2010 trong khi quy mô dư nợ đối với các công ty NHNN luôn chiếm

tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, do vậy chất lượng dư nợ của các thành phần

này ảnh hưởng khá lớn tới lợi nhuận của NH minh chứng là hai năm 2009 -2010 tỷ suất lợi nhuận là khá cao. Năm 2011 tuy tỷ lệ nợ xấu có tăng nhưng vẫn ở mức

thấp khoảng 1,56 điểm % tuy nhiên với số lượng dư nợ cao thì với tỷ lệ nợ xấu đó đã mang lại cho NH nguy cơ mất một lượng vốn lớn.

Trong các thành phần kinh tế thì các DNTN đem lại rủi ro lớn nhất cho NH,

tỷ lệ nợ trên dư nợ của các DN này đều ở mức cao hơn so với các thành phần

kinh tế khác đáng báo động là năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 23,34% tỷ lệ này cao hơn

rất nhiều so với mức khuyến cáo an toàn 5% của NHNN, có nghĩa là trong năm 2011 NH cho vay các DNTN 100 đồng thì khả năng mất vốn cao nhất là 23,34

đồng một tổn thất quá lớn cho NH, làm chi phí trích lập DPRR quá cao lợi nhuận

NH bị sụt giảm nghiêm trọng. Trái với xu hướng gia tăng tỷ lệ nợ xấu các thành phần kinh tế khác thì các Cá thể lại có tỷ lệ nợ xấu giảm dần cho thấy chất lượng

tín dụng của thành này là khá tốt NH cần tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng đối

với thành phần này.

4.3.2.4 Đánh giá rủi ro tín dụng theo nguyên nhân

Phần trên ta đã đi phân tích nợ xấu theo các nguyên nhân chính gây ra rủi ro

tín dụng cho NH, trong phần này ta đi đánh giá rủi ro tín dụng của NH trong giai đoạn 2009 – 2011 bị ảnh hưởng, tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan như thế nào.

Trong giai đoạn 2009 – 2010 khi lạm phát được kiểm soát và tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, ổn định nhưng trong hai năm này Chính phủ đã có nhiều chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế do vậy mà các thành phần kinh tế trên địa bàn đã phát triển sản xuất kinh doanh hoạt động hiệu quả do đó mà dư nợ

xấu là khá thấp làm hoạt động kinh doanh của NH nói chung và chất lượng tín

dụng của NH nói riêng là khá tốt, ngược lại năm 2011 lạm phát cao, chính sách

hỗ trợ không còn do vậy mà nợ xấu tăng nhanh từ đó cho ta thấy lạm phát trong

năm và các chính sách của tiền tệ có đã tác động mạnh nhất đến chất lượng tín

dụng của NH. Ngoài nguyên nhân khách quan trên thì những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)