Phân tích nợ xấu theo nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 83)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất cứ lĩnh vực nào cũng phải có

sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Một DN chỉ có thể thành công khi kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh, biết được các nguyên nhân gây ra rủi ro cho DN mình để từ đó có các biện pháp để tránh né, giảm thiểu cũng như khắc phục

những thiệt hại đến mức thấp nhất. Trong hoạt động NH rủi ro là điều khó tránh

khỏi, nhất là RRTD. Phần trên ta đã phân tích nợ xấu theo các hướng khác nhau để thấy được mức độ tập trung nợ xấu ở các thành phần kinh tế nào, ngành nào

mà chưa thấy được nợ xấu của NH ảnh hưởng bởi các nguyên nhân nào gây ra. Do vậy ta đi phân tích nợ xấu theo nguyên nhân để làm rõ vấn đề trên.

Bảng 18: SỐ LIỆU NỢ XẤU THEO NGUYÊN NHÂN CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Nguyên nhân khách quan 5.320 6.360 23.914 1.040 19,55 17.554 276,01

+ Thiên tai – Biến đổi khí

hậu 4.253 5.602 444 1.349 31,72 -5.158 -92,07

+ Lạm phát – Chính sách

tiền tệ 503 758 23.470 255 50,70 22.712 2996,31

Nguyên nhân chủ quan 5.060 4.579 26.879 -481 -9,51 22.300 487,01

+ Từ ngân hàng 85 60 523 -25 -29,41 463 771,67 + Từ khách hàng 4.975 4.519 26.356 -456 -9,17 21.837 483,23 - Trình độ quản lý vốn 2.808 2.643 23.145 -165 -5,88 20.502 775,71 - Sự dụng vốn sai mục đích 2.167 1.876 3.211 -291 -13,43 1.335 71,16 Tổng 10.380 10.939 50.793 559 5,39 39.854 364,33

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp và tính toán dựa trên số liệu từ Phòng Quản lý rủi ro)

 Nguyên nhân khách quan

Là các nguyên nhân xuất phát từ môi trường bên ngoài mà ngân hàng khó kiểm soát được như: thiên tai, dịch bệnh, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu,

tỷ lệ lạm phát trong năm và chính sách tiền tệ của NHNN những nguyên nhân này có những tác động ảnh hưởng đến dư nợ xấu của ngân hàng.

 Thiên tai – Biến đổi khí hậu: Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương liên

hiệp quốc tế(FAO) nhiệt độ trái đất tăng bình quân hằng năm là 0,5 0C Việt Nam nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

do biến đổi khí hậu gây ra. Biến đổi khí hậu có tác động đến sinh trưởng, năng

suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây

trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, hiện tượng nước biển dâng,

xâm nhập mặn ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản, minh chứng là theo giám sát của cán bộ ngân hàng số dư nợ xấu xuất phát từ nguyên nhân thiên tai - biến đổi khí hậu là khá lớn đặc biệt trong hai năm 2009 và 2010

dư nợ do nguyên nhân này gây ra chiếm lần lượt là 40,97% và 51,21% tổng nợ

xấu trong năm của NH và đa số tập trung vào các ngành Nuôi trồng thủy sản,

Nông nghiệp. Sang năm 2011 dư nợ xấu do nguyên nhân này giảm mạnh là do chính quyền địa phương đã phối hợp với các nhà khoa học, Viện Nghiên Cứu

Biến Đổi Khí Hậu trường Đại học Cần Thơ, các kết quả nghiên cứu của Viện đã cung cấp cho lãnh đạo địa phương các kịch bản của biến đổi khí hậu để chủ động

phòng tránh, có những chỉ đạo hướng dẫn kịp thời cho nông dân và nông dân ngày càng áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trông thủy sản nên giảm thiểu khá

nhiều những rủi ro từ môi trường tự nhiên.

 Lạm phát – chính sách tiền tệ: Trong hai năm 2009 và 2010 Chính phủ đã nới lỏng sách tiền tệ thông qua các gói hỗ trợ lãi suất nhằm ngăn chặn suy giảm,

duy trì tăng trưởng kinh tế, do đó dư nợ của NH tăng nhanh trong 2 năm này nhất

là khoản vay trung hạn làm giá tăng nguy cơ nợ xấu cho NH nhưng trong hai năm này tỷ lệ lạm phát được kiểm soát tốt các thành phần kinh tế được hưởng lợi

từ chính sách tiền tệ đã hoạt động có hiệu quả các khoản vay được trả nợ đầy đủ và đúng hạn số lượng nợ quá hạn ít kéo theo nợ xấu thấp. Khi tỷ lệ lạm phát cao

thì kéo theo xu hướng nợ quá hạn cũng tăng lên, thi trường tiêu thụ hàng hóa sụt

giảm thật vậy trong năm 2011 có tỷ lệ lạm phát cao khoảng 18,58 % người vay

tiền có lợi nên KH đã cố tình kéo dài thời hạn trả nợ, các khoản cho vay của NH càng khó thu hồi, khi không còn gói hỗ trợ của Chính phủ trong khi lãi vay NH cao các DN lại gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm vốn bị ứ đọng khó có khả năng trả nợ cho NH được do đó ngành Thương nghiệp bị tác động mạnh nhất bởi

nguyên nhân này. Ngày 24/04/2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ – CP hạn chế cho vay các lĩnh vực phi sản xuất do đó NH đã tạm ngưng giải ngân

cho cho các hợp đồng xây dựng làm gia tăng nọ xấu cho NH.

 Nguyên nhân chủ quan

 Từ phía ngân hàng: Nợ xấu do nguyên nhân từ phía chủ quan của NH là khá thấp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ xấu của NH, chủ yếu xuất phát

từ các khoản cho vay cá thể, cho vay buôn bán nhỏ lẻ. Nguyên nhân là do cán bộ

tín dụng đánh giá chưa kỹ các khoản vay nhỏ lẻ, và lỏng lẻo trong giám sát sau

khi giải ngân. Đặc biệt trong năm 2011 khi nền kinh tế bị đình trệ hoạt động

 Từ phía khách hàng

- Trình độ quản lý vốn: Người quản lý DN có một vai trò rất quan trọng, là

người đưa ra các quyết định cuối cùng trong các hoạt động quan trọng của DN. Nếu người lãnh đạo DN vay vốn có chuyên môn thấp, thiếu năng lực quản lý thì khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ vay đúng hạn cho NH là khá thấp. Nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì vai trò của việc quản lý, sử dụng vốn vay có hiệu quả tạo ra lợi

nhuận cho DN là rất quan trọng là cơ sở để trả nợ cho NH. Trong tất cả các loại

hình DN thì DNTN có cơ chế quản lý kém nhất, do vậy mà rủi ro đối với loại

hình DN này là khá lớn. Cụ thể là trong giai đoạn 2009 – 2011 tỷ lệ nợ xấu của

DNTN tăng hằng năm, nhất là năm 2011 khi nền kinh tế có nhiều khó khăn và bất trắc thì tỷ lệ nợ xấu của DNTN ở mức nguy hiểm (23,34%) đã làm gia tăng

nợ xấu cho NH khá nhiều. Điển hình là trong năm 2011 nợ xấu do nguyên nhân sự dụng vốn không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ của các thành phần kinh tế nói chung tăng khá mạnh khoảng 2.996,31%. Do đó trong thời gian tới NH cần

ngừng tăng trưởng tín dụng đối với loại hình DN này đồng thời sử dụng các biện

pháp nghiệp vụ để thu hồi nợ.

- Sự dụng vốn sai mục đích: Một trong hai nguyên tắc tín dụng bắt buộc KH

phải tuân theo đó là sự dụng vốn vay đúng mục đích, trong quá trình giám sát khoản vay khi phát hiện KH sử dụng vốn sai mục đích đã kí kết ban đầu NH có

thể thu hồi vốn trước thời hạn, chuyển sang các nhóm nợ xấu, xử lý tài sản đảm

bảo để tránh tình trạng rủi ro cho NH. Nhìn chung trong giai đoạn 2009 – 2011 về giá trị nợ xấu do nguyên nhân này gây ra không có nhiều biến đổi nhưng tỷ

trọng nợ xấu trên tổng dư nợ đã có xu hường giảm dần chỉ chiếm khoảng 6,32 %

nợ xấu của NH cho thấy công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân của NH là tốt dần lên đã hạn chế được đáng kể rủi ro cho NH. Các trường hợp phát hiện

khách hàng sử dụng vốn sai mục đích chủ yếu là một phần vốn không vào kinh doanh mà sử dụng cho mục đích khác như sửa nhà, nhà xưởng, mua sắm tài sản

cố định, vật dụng,….; chứng từ của KH không chứng minh được mục đích sử

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)