Nhìn chung tình hình dư nợ của NH có biến động tăng và giảm trong ba năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ đạt 2.670.427 triệu đồng tăng 501.707 triệu đồng tương đương khoảng 23,13% so với năm 2009, nguyên nhân là do trong năm
Chính phủ tung ra nhiều gói hỗ trợ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế thêm
vào đó ngày 26/2/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 07 chính thức quy định
về việc cho phép các TCTD cho KH vay VND theo lãi suất thỏa thuận, các
NHTM có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất
trần và nới rộng thời gian cho vay, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, linh hoạt
phục vụ đời sống, kinh doanh của khách hàng ngoài ra NH còn có các mức lãi suất ưu đãi để tài trợ xuất khẩu, phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn,
DNNVV...Vì vậy mà nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế tại NH tăng lên
làm tăng quy mô tín dụng tại chi nhánh. Năm 2011 mức đầu tư vốn vào cho vay của NH giảm xuống giảm khoảng 22,07% so với dư nợ năm 2010 tương đương
với quy mô tín dụng của năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu năm 2011
BIDV Hậu Giang đã chuyển khoảng 37,86% dư nợ sang quản lý tại chi nhánh
mới thành lập tại Vị Thanh thêm vào đó NH cũng đã chia sẻ một phần mạng lưới
KH cho CN mới này, ngoài ra còn do nhu cầu vay vốn phục sản xuất, đời sống
giảm trong năm 2011, vì những nguyên nhân nêu trên đã làm cho số lượng dư nợ
Bảng 10: DƯ NỢ PHÂN THEO THỜI HẠN CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.677.041 2.160.740 1.785.867 483.699 28,84 -374.873 -17,35 Trung hạn 300.089 269.283 154.615 -30.806 -10,27 -114.668 -42,58 Dài hạn 191.590 240.404 140.519 48.814 25,48 -99.885 -41,55 Tổng 2.168.720 2.670.427 2.081.001 501.707 23,13 -589.426 -22,07
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
(Đầu năm 2011 dư nợ chi nhánh mới thành lập ở Vị Thanh là 1.011.008 triệu đồng)
Nhìn trực quan vào bảng số liệu ta thấy dư nợ của NH chủ yếu là các khoản
vay ngắn hạn, chiếm một tỷ trọng khá lớn khoảng trên 90% dư nợ. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực trạng cho vay của NH trong ba năm gần đây là tài trợ vay
vốn lưu động là chủ yếu. Dư nợ ngắn hạn tăng lên trong năm 2010 nguyên nhân
là do chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm kích thích tăng truởng kinh
tế, lạm phát đuợc kiểm soát nhu cầu vay vốn lưu động để sản suất kinh doanh gia tăng, NH tài trợ vốn lưu động nhiều cho các ngành Công nghiệp chế biến, Thương mại – Dịch vụ. Sang năm 2011 dư nợ ngắn hạn giảm khoảng 17,35% đạt
1.785.867 triệu đồng tương đương với năm 2009 nguyên nhân là do tình hình
khó khăn chung của nền kinh tế các DN trên địa bàn gặp khó khăn do thiếu
nguyên liệu, chi phí đầu vào, chi phí vốn gia tăng, trong khi sức tiêu thụ hàng hóa giảm buộc các DN phải cắt giảm sản luợng vì vậy mà nhu cầu vốn lưu động
giảm. Ngoài ra còn do quy mô tín dụng và mạng lưới KH của NH bị thu hẹp vào
đầu năm 2011.
Nhìn chung quy mô tín dụng của NH đối với thời hạn trung hạn và dài hạn là khá đều nhau. Dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn 2009 – 2011 có xu
hướng giảm. Nguyên nhân là do chính sách cho vay của NH giảm dư nợ trung và dài hạn xuống nhằm cân đối nguồn vốn, tránh rủi ro thanh khoản.
Tóm lại, phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn cho ta thấy tình trạng dư
nợ theo thời hạn của NH là khá tốt thể hiện qua dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, NH đã cân đối đuợc giữa huy động vốn và cho vay đảm bảo đuợc khả năng