3.3.1. Hố sơ vay vốn
Khi có nhu cấu vay vốn KH gởi giấy xin vay vốn, và các thông tin, tài liệu cần
thiết cho NH, bộ hồ sơ bao gồm:
+ Sổ vay vốn (đối với hộ sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp vay vốn không phải bảo đảm tiền vay).
+ Sổ hộ khẩu.Giấy chứng minh nhân dân .Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế chấp (bản chính).
+ Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
+ Hợp đồng tín dụng.
3.3.2. Sơ đồ quy trình tín dụng
Hình 2: QUY TRÌNH CHO VAY TẠI BIDV HẬU GIANG
Phòng Quản lý dịch vụ và kho quỹ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Giao dịch khách hàng Giám đốc Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý rủi ro Khách hàng (1) (3) (4) (5) (6) (2) (9) (8) (7)
Giải thích quy trình
(1)Khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng để nộp hồ sơ xin vay vốn.
(2)Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để
thẩm định những điều cần thiết.
(3)Nếu hợp lý thì cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình lên phòng Quản
lý rủi ro
(4)Phòng Quản lý rủi ro thẩm định lại hồ sơ vay vốn, nếu hợp lý thì chuyển
hồ sơ xuống phòng Quản trị tín dụng.
(5)Phòng Quản trị tín dụng sau khi xem xét trình lên Giám đốc.
(6)Ban Giám đốc kiểm tra, duyệt dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và khả năng
nguồn vốn của ngân hàng, sau đó trả hồ sơ được duyệt cho phòng Quản trị
tín dụng.
(7)Phòng Quản trị tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang phòng Giao dịch
khách hàng.
(8)Phòng giao dịch khách hàng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ vay vốn, mở sổ
cho vay, làm thủ tục phát vay cho KH.
(9)Phòng Giao dịch khách hàng sẽ chuyển hồ sơ cho vay vốn sang cho phòng Quản lý dịch vụ và kho quỹ. Kho quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục
3.4. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Thu từ lãi 244.697 387.065 400.549 142.368 58,18 13.484 3,48
- Thu từ lãi vay 207.533 296.498 311.673 88.965 42,87 15.175 5,12 - Thu từ lãi tiền gửi 37.164 90.567 88.876 53.403 143,70 -1.691 -1,87 Thu từ dịch vụ 34.326 12.353 7.773 -21.973 -64,01 -4.580 -37,08 Thu khác 50 193 274 143 286,00 81 41,97 Tổng thu 279.073 399.611 408.596 120.538 43,19 8.985 2,25 Chi phí trả lãi 208.108 314.031 347.938 105.923 50,90 33.907 10,80 - Trả lãi tiền gửi 18.654 40.554 40.357 21.900 117,40 -197 -0,49 - Trả lãi tiền vay 189.454 273.477 307.581 84.023 44,35 34.104 12,47 Chi phí dịch vụ 24.030 3.830 192 -20.200 -84,06 -3.638 -94,99 Trích DPRR 6.500 2.284 19.000 -4.216 -64,86 16.716 731,87 Chi phí khác 26.028 65.735 36.820 39.707 152,55 -28.915 -43,99 Tổng chi 264.666 385.880 403.950 121.214 45,80 18.070 4,68 Lợi nhuận 14.407 13.731 4.646 -676 -4,69 -9.085 -66,16 (Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro ) Về thu nhập
Nhìn chung thu nhập chính của chi nhánh đến từ các khoản lãi cho vay, thu nhập của NH có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2010 thu nhập từ lãi tăng 58,18% nguyên nhân là do trong năm 2010 NHNN đã chỉ đạo toàn hệ thống cho vay với chính sách hỗ trợ lãi suất theo Thông tư số 27/TT – NHNN ngày 31/12/2009 cho các tổ chức, cá nhân để sản xuất kinh doanh, kích thích đầu tư, ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng bền vững bảo đảm an sinh xã hội; Thông tư
hỗ trợ lãi suất vay vốn các khoản vay ngắn hạn và trung hạn để mua máy móc
thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật tư xây dựng nhà ở nông thôn.
Đặc biệt NHNN còn chỉ đạo trực tiếp NH hỗ trợ lãi xuất các khoản vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng, xuất khẩu, tạo
việc làm...theo Thông tư số 18/2010/TT – NHNN ngày 16/09/2010 hưởng ứng
theo quyết định này NH đã mở rộng tín dụng làm dư nợ gia tăng kéo theo thu nhập từ lãi cho vay tăng theo.
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Hình 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Trái lại các khoản thu từ dịch vụ của NH lại giảm mạnh qua các năm nguyên nhân là do trong các năm gần đây NH, phòng giao dịch của các NHTM
khác xuất hiện nhiều trên địa bàn cung cấp nhiều sản phẩm mới và đa dạng tạo
một môi trường cạnh tranh gay gắt về mảng dịch vụ NH. Các NHTM chạy đua
trong việc phát triển công nghệ ngân hàng nhất mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại
ngày càng phát triển. Năm 2010 thu từ dịch vụ giảm mạnh nhất 64,01% tương đương khoảng 21.973 triệu đồng, năm 2011 giảm 37,08%.
Chi phí – lợi nhuận
Như ta đã biết họat động tín dụng là nghiệp vụ chính đem lại khoản thu
nhập nhiều nhất cho NH thì song song với khoản thu nhập đó là một một chi phí
rất lớn đó là chi phí trả lãi minh chứng là trong ba năm chi phí lãi chiếm lần lượt
chiếm tỷ trọng cao trong chi phí trả lãi chiếm trên 87% điều đó cho thấy nguồn
vốn giá rẻ từ huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của KH, NH phải bỏ
ra một lượng lớn chi phí để đi vay từ các NH khác hay sử dụng vốn điều chuyên từ hội sở. Nhìn chung, chi phí trả lãi của NH có xu hướng tăng trong giai đoạn
2009 – 2011 cụ thể năm 2010 tăng 50,90%, năm 2011 tăng 10,80% một phần là do NH mở rộng tín dụng cần nguồn vốn với giá rẻ để cho vay, một phần do lãi suất huy động gia tăng và có nhiều biến động đặc biệt tháng 11/2010 lãi suất huy động tăng từ 11 - 11,5% /năm lên đến 17%/năm và các NHTM trên địa bàn không ngừng tung ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Ngày 28/09/2011 NHNN ban hành Thông tư 30/2011/TT – NHNN quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các TCTD là 14%/năm làm
cho chi phí trả lãi của NH tăng 33.907 triệu đồng. Ngoài ra để hoạt động NH còn có các khoản chi phí khác như: chi phí dịch vụ, trích DPRR, quản lý ...nhìn chung các khoản chi phí này không biến động đáng kể qua các năm. Tuy nhiên,
trong năm 2011 trích dự phòng rủi ro của NH tăng đột biến lên đến 19.000 triệu đồng (tăng 731,87 %) điều này cho thấy chất lượng hoạt động tin dụng của NH
đang xấu đi ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH.Điều này có thể được lý giải là do
năm 2011 tỷ lệ lạm pháp tăng cao đạt mức18,58%/năm, kéo theo lãi suất cho vay
cao so với năng lực kinh doanh của các DN trên địa bàn các DN (đa số là các DN nhỏ và vừa với tiềm lực tài chính, trình độ quản lý yếu) gặp không ít khó khăn
trong việc trả lãi cho NH. Tình hình thiên tai lũ lụt, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng của hộ nông dân trong Tỉnh như: xâm nhập mặn, hạn
hán, gây chết hàng loạt cây ăn trái hằng năm và lâu năm, dịch cúm gia cầm, heo
tai xanh tái diễn ảnh hưởng đến khả năng tái đàn và lợi nhuận của bà con; diện
tích thả nuôi thủy sản giảm, sản lượng thu hoạch chỉ đạt 80% kế hoạch chủ yếu là
nuôi cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá bồng tượng... trong khi thức ăn tăng cao, giá đầu ra của một số loài cá giảm như cá rô, cá tra, cá basa. Củ thể lợi nhuận năm 2010 giảm 4,69% tương đương 676 triệu đồng, năm 2011 giảm 66,16% tương đương khoảng 9.085 triệu đồng một mức giảm khá mạnh.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hoạt động kinh doanh của
NH, các NH luôn phải đặt ra vấn đề làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao
quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của NH. Cùng với
việc phân tích thu nhập – chi phí đã trình bày ở trên thì lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn 2009 – 2011 có xu hướng giảm dần nguyên nhân là do tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập trong đó chi phí trả lãi là tăng
mạnh nhất
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HẬU GIANG
4.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 345.922 473.879 301.044 127.957 36,99 -172.835 -36,47 Vốn điều chuyển 1.836.913 2.237.097 1.788.833 400.184 21,79 -448.264 -20,04 Vốn khác 36.251 69.899 62.465 33.648 92,82 -7.434 -10,64 Tổng 2.219.086 2.780.875 2.152.342 561.789 25,32 -628.533 -22,60 (Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
Trong hoạt động kinh doanh của bất cứ DN nào thì nguồn vốn là yếu tố
cấp thiết ban đầu, là cơ sở để DN định hướng quá trình phát triển, hoạt động của
mình trong khoảng thời gian nhất định. Ngân hàng là một DN đặc biệt kinh
doanh loại hàng hóa đặc biệt – tiền tệ dựa vào nguồn vốn đi vay từ công chúng
và thị trường để cho vay lại hưởng chênh lệch lãi suất. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời gian hoàn trả...do đó NH cần quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để có các
chiến lược huy động tốt nhất cho từng thời kỳ. Xét về tổng quan cơ cấu nguồn
chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều chuyển từ BIDV Trung Ương (BIDV TW) nguyên nhân là do BIDV nói chung và BIDV Hậu Giang nói riêng với sứ mệnh
của mình là kêu gọi đầu tư, giúp phát triển địa phương nên NH là đầu tầu trong tài trợ các dự án lớn của Tỉnh, NH lúc nào cũng cần một lượng vốn lớn để đáp ứng tài trợ các chương trình chính sách của Chính phủ, địa phương. Vì vậy, nguồn vốn chủ yếu của NH là vốn điều chuyển từ BIDV TW xuống chiếm
khoảng 80% tiếp đến là vốn huy động chiếm từ 14% - 17%, còn lại là vốn khác
và các quỹ. Với cơ cấu vốn như vậy tạo ra một áp lực không nhỏ cho ban giám đốc trong việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả vì đa số nguồn vốn là vốn điều
chuyển với chi phí khá cao. Cụ thể là trong năm 2010 tổng nguồn vốn NH tăng
25,32% tương đương 561.789 triệu đồng và có sự dịch chuyển nhẹ về tỷ trọng
vốn huy động trên tổng nguồn vốn trong đó vốn huy động tăng mạnh nhất xấp xỉ
37%, do trong năm 2010 NHNN đã hai lần thay đổi lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% theo Quyết định số 618/QĐ – NHNN có hiệu lực từ ngày 01/04/2010 và tăng lên 9%/năm theo Quyết định số 2619/QĐ – NHNN ngày 05/11/2010. Thêm vào đó trong năm NH đã có các chính sách huy động vốn từ tiền nhàn rỗi trong dân cư
một cách hợp lý nhất là đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kì hạn như khuyến
mãi với nhiều quà tăng hấp dẫn, cho KH nhận lãi trước, tặng tiền khi gửi
tiền...Sang năm 2011 tổng nguồn vốn giảm 628.533 triệu đồng khoảng 22,60% trong đó chủ yếu là do vốn huy động giảm mạnh 36,47% ( do trong năm 2011 tỷ
lệ lạm phát khá cao 18,58% người dân đầu tư vào các kênh khác an toàn có lợi hơn, và mạng lưới KH của chi nhánh bị thu hẹp).
Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn 2009 – 2011 không có nhiều biến chuyển nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn điều chuyển, NH cần có các chính sách sử dụng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả đồng thời cần tăng tỷ
4.1.2. Thực trạng huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2009 – 2011.
Bảng 3: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011– 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi TCKT 115.164 148.210 52.371 33.046 28,69 -95.839 -64,66 Tiền gửi không kì hạn 108.075 144.089 34.630 36.014 33,32 -109.459 -75,97 Tiền gửi có kì hạn 7.089 4.121 17.741 -2.968 -41,87 13.620 330,50 Tiền gửi dân cư 117.977 241.985 176.650 124.008 105,11 -65.335 -27,00 Tiền gửi Không kì hạn 10.460 11.740 3.438 1.280 12,24 -8.302 -70,72 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn 84 61 30 -23 -27,38 -31 -50,82 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 107.433 230.184 173.182 122.751 114,26 -57.002 -24,76 Tiền gửi KBNN 112.781 83.684 72.023 -29.097 -25,80 -11.661 -13,93 Tổng 345.922 473.879 301.044 127.957 36,99 -172.835 -36,47
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
Giai đoạn 2009 – 2011 các NHTM gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn từ khu vực dân cư, vì nền kinh tế mới bước qua khủng hoảng tốc độ tăng trưởng thấp, lạm phát cao, lãi suất có nhiều biến động, giá dầu, điện tăng
cao làm cho cuộc sống của người dân càng khó khăn hơn. Trong khí gíá vàng
tăng nhanh và có chiều hướng không đổi từ 20 triệu đồng/ lượng trong quý I năm
2009 lên 42,5 triệu đồng/lượng trong những tháng cuối năm 2011, đỉnh nhất là 23/8/2011 giá vàng thiết lập kỉ lục về giá lên đến 49,02 triệu đồng /lượng. Do
người dân đổ xô đi mua vàng để đầu cơ tích trữ, các NHTM cũng tung ra các sản
phẩm mới để huy động vốn bằng vàng sau đó chuyển sang tiền mặt để cho vay
cũng như đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên để ổn định thị trường vàng trong nước
NHNN đã ban hành thông tư số 11/2011/TT – NHNN ngày 29/4/2011 quy định
về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD càng làm cho NH gặp khó khăn hơn trong công tác huy động vốn. Cũng trong tình hình đó huy động vốn của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2011 cũng gặp khó khăn, cụ thể năm 2010 huy động vốn tăng 127.957 triệu đồng tương đương 36,99% nguyên nhân trong năm nay nền kinh tế ổn định lạm phát được kiểm soát tốt (khoảng
11,85%), cũng như thành quả tích cực của chính sách hỗ trợ lãi suất để sản xuất
kinh doanh của Chính phủ. Trái lại năm 2011 nguồn vốn huy động giảm cũng đáng kể tương đương với tốc tăng năm 2010 khoảng 36,47%, nguyên nhân chủ
yếu là do tỷ lệ lạm phát cao người dân chuyển sang kênh đầu tư khác có lợi hơn.
Để hiểu rõ hơn thực trạng huy động vốn của NH ta đi phân tích từng loại vốn huy động của NH.
4.1.2.1. Huy động từ tổ chức kinh tế
Đây là loại tiền gửi KKH, CKH của các doanh nghiệp nhằm mục đích sinh
lời và thanh toán các khoản chi trả trong kinh doanh. Nhìn chung khoản tiền gửi