Bảng 16: NỢ XẤU PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Nuôi trồng thủy sản 5.650 5.254 183 -396 -7,01 -5.071 -96,52
Công nghiệp chế biến 841 0 0 -841 -100,00 0 x
Thương nghiệp 2.047 402 34.948 -1.645 -80,36 34.546 8593,53
Xây dựng 1.231 3.356 15.401 2.125 172,62 12.045 358,91
Khách sạn – nhà hàng 0 0 0 0 x 0 x
Ngành khác 611 1.927 261 1.316 215,38 -1.666 -86,46
Tổng 10.380 10.939 50.793 559 5,39 39.854 364,33
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
(Chú thích: x không tính được)
Ngành Nuôi trồng thủy sản có dư nợ xấu giảm dần trong ba năm trong đó
giảm mạnh nhất trong năm 2011 khoảng 96,52%, nợ xấu chỉ có 183 triệu đồng. Nguyên nhân là do hỗ trợ lãi suất của Chính phủ người nuôi thủy sản tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, cộng với giá bán các mặt hàng thủy sản tăng,
nhu cầu tiêu thụ cá tra, cá basa trên thị trường Mỹ và Châu Âu tăng trở lại khi cá tra Việt Nam được Quỹ động vật hoang dã quốc tế đưa ra khỏi “danh sách đỏ”
khuyến cáo không nên sử dụng cá tra vì thiếu an toàn và tái xuất khẩu thủy sản
sang thị trường Nhật Bản sau khi gián đoạn bởi ảnh hưởng của động đất sóng
thần do Nhật đang rất khan hàng thủy sản và người dân sợ bị nhiễm phóng xạ nên không dám ăn hàng thủy sản trong nước. Ngay bản thân các doanh nghiệp
khai thác thủy sản của Nhật hiện cũng đang gặp khó khăn do nhiều vùng biển
nuôi tạo cơ hội trả nợ cho NH. Như đã phân tích ở trên dư nợ ngành này trong ba
năm lại tăng với tốc độ khá nhanh cho thấy mặc dù quy mô tín dụng tăng nhưng
tỷ lệ nợ xấu của ngành lại giảm cho thấy chất lượng dư nợ ngành là khá tốt, nhất
là các khoản tài trợ vốn lưu động ngắn hạn đạt hiệu quả tốt. Vì vậy trong thời
gian tới NH cần có các chính sách tăng trưởng dư nợ ngành này một cách phù hợp đồng thời NH cũng cần thận trọng và đây là ngành có khá nhiều rủi ro trong
quá trình nuôi trồng phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện môi trường bên ngoài Trong giai đoạn 2009 – 2011 nợ xấu ngành thương nghiệp biến động khá
mạnh. Củ thể năm 2010 nợ xấu giảm 80,37% tương đương giảm khoảng 1.645
triệu đồng so với nợ xấu năm 2009. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các gói
kích cầu làm giá trị sản xuất ngành Thương mại – Dịch vụ trên địa bàn tăng
khoảng 24,4% ( theo báo cáo số 64/BC – UBND ngày 15/12/2010 về tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2010), phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và hiệu quả kinh doanh với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế. Ngoài ra NH cũng thường xuyên giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cũng như giúp đỡ KH tiêu thụ hàng hóa, tạo đầu ra cho sản phẩm. Nhưng sang năm 2011 nợ xấu của ngành quay đầu tăng nhanh đạt 34.546 triệu đồng tương đương tăng khoảng 8596.06% và chiếm 68,80% nợ xấu của toàn CN
trong năm 2011, cho thấy đây ngành mạng lại rủi ro khá lớn cho NH. Nguyên nhân là do khi gói kích cầu không còn nữa chi phí tăng lên, trong khi nền kinh tế
gặp khó khăn, lạm phát cao người dân thắt chặt chi tiêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm xuống các DN thương mại không tiêu thụ được hàng hóa, vòng quay hàng tồn kho thấp, dòng vốn của DN bị ứ đọng không thu hồi về được. Các DN kinh doanh không hiệu quả thì khả năng thu hồi nợ của NH cũng giảm theo, NH phải chuyển các khoản vay này sang các nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn do đó là
nợ xấu ngành tăng lên.
Trong tất cả các ngành mà NH cho vay thì chỉ ngành Xây dựng có dư nợ
xấu tăng liên tục trong ba năm với tốc độ ngày càng nhanh hơn từ 1.231 triệu đồng trong năm 2009 tăng lên 15.401 triệu đồng trong năm 2011, dư nợ xấu tăng
nhanh khoảng 358,91% trong năm 2011 và đây là ngành có dư nợ xấu khá cao
chiếm khoảng 30,32% tổng nợ xấu của NH. Trong đó chủ yếu là các khoản vay
nhà xưởng, khu chế xuất nhưng thị trường nhà ở lại đóng băng do nhu cầu thấp, nhu cầu thuê mướn nhà xưởng, các công trình trong khu chế xuất sụt giảm, tuyến
phòng thủ thứ 2 của NH là tài sản đảm bảo lại là chính các công trình xây dựng này do đó nguy cơ rủi ro xảy ra ngày càng lớn. Trong khi đó chi phí đầu vào tăng
nhất là giá nguyên vật liệu xây dựng làm đội chi phí giá thành các dự án xây
dựng, trong khí chi phí lãi vay NH cho lĩnh vực này là khá cao làm các công ty xây dựng càng khó khăn hơn, khả năng tài chính sụt giảm NH đã phân loại toàn bộ dư nợ của các công ty vào nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn. Ngoài ra còn do
ảnh hưởng của Nghị quyết số 11 NH đã hạn chế cho vay đối với ngành này các DN trong ngành gặp khó khăn. Do đó mà nợ xấu của ngành Xây dựng tăng lên. Ngành Công nghiệp chế biến, Khách sạn – Nhà hàng là các ngành có chất lượng dư nợ tốt nhất, đặc biệt là ngành Khách sạn nhà hàng không có dư nợ trong
các nhóm nợ xấu, do đây là ngành còn tiềm năng rất lớn trên địa bàn, quy mô hoạt động nhỏ dễ dàng thích ứng và chuyển hướng kinh doanh, có khả năng sinh
lời cao, đặc biệt là các chủ Khách sạn – Nhà hàng có chiến lược kinh doanh tốt
linh hoạt phù hợp với tập quán, lịch sử, văn hóa của dân cư trên địa bàn do đó có kết quả hoạt động khá tốt, NH đánh giá đây là ngành có khả năng thu hồi nợ đầy đủ cả gốc và lãi nên dư nợ ngành chủ yếu phân vào nhóm 1, 2. Ngành Công nghiệp chế biến chỉ xuất hiện nợ xấu trong năm 2009 khoảng 841 triệu đồng
trong khí các chỉ số về DSCV, dư nợ của ngành mặc dù có xu hướng giảm nhưng
vần chiếm một tỷ trọng khá lớn điều đó cho thấy thứ nhất ngành công nghiệp chế
biến là ngành hoạt động hiệu quả nhất trong điều kiện khó khăn như năm 2010 và
2011 với nhiều hợp đồng xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Mỹ, Châu Âu,
Nhật, gạo sang Indonesia, Cuba, Malaysia, Trung Quốc…;thư hai là NH đã thẩm định kĩ hơn các khoản vay của ngành không chạy theo doanh số, chỉ quyết định
cho vay khi KH có được các hợp đồng chế biến xuất khẩu, hay các dự án kinh doanh khả thi. Còn các ngành khác như tiêu dùng nông nghiệp thì nợ xấu tăng trong năm 2010 nguyên nhân là do nông dân gia tăng vay vốn mua máy móc,
thiết bị để hưởng hỗ trợ lãi suất nhưng hoạt động không hiệu quả, mất khả năng
trả nợ NH. Năm 2011 nợ xấu giảm chỉ về giá trị do quy mô dư nợ giảm nhưng tỷ
Qua phân tích nợ xấu phân theo ngành kinh tế ta thấy về cơ cấu nợ xấu của
NH không có nhiều thay đổi, nợ xấu tập trung vào các ngành Nuôi trông thủy
sản, Thương nghiệp, Xây dựng vì đây là các ngành dễ bị ảnh hưởng của thay đổi
khí hậu, bất ổn kinh tế - xã hội.