Bảng 17: NỢ XẤU PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % DNNN 800 872 673 72 9,00 -199 -22,82 Cty TNHH 0 0 16.478 0 x 16.478 x DNTN 2.175 4.834 32.348 2.659 122,25 27.514 569,18 Cá thể 7.403 5.233 1.294 -2.170 -29,31 -3.939 -75,27 Thành phần khác 2 0 0 -2 -100,00 0 x Tổng 10.380 10.939 50.793 559 5,39 39.854 364,33
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
(Chú thích: x không tính được)
Qua bảng số liệu cho thấy xét về giá trị thì nợ xấu của các DNNN biến động không nhiều trong giai đoạn 2009 – 2011. Nhưng xét cụ thể hàng năm thì tỷ
lệ nợ xấu của khối DNNN có chiều hướng gia tăng. Cụ thể năm 2010 nợ xấu tăng
72 triệu đồng trong khi dư nợ trong năm lại giảm khoảng 112.034 triệu đồng,
năm 2011 nợ xấu giảm 199 triệu đồng tương đương khoảng 22,82% so với năm 2010 đạt khoảng 673 triệu đồng trong khi dư nợ chỉ khoảng 23.030 triệu đồng
làm tỷ lệ nợ xấu khối DNNN tăng cao đạt 2.92%. Trong giai đoạn này NH đã giảm quy mô tín dụng đối với các DNNN chỉ cho vay khi đã thẩm định kĩ các dự án, phương thức kinh doanh thật sự khả thi, tập trung đôn đốc KH trả nợ quá hạn
nhằm bớt nợ xấu rồi mới giải ngân thêm nhưng các DNNN tiếp tục kinh doanh
thua lỗ do cơ chế quản lý kém sử dụng vốn không hiệu quả không tạo được lợi
nhuận trả nợ cho NH, Ngoài ra các DNNN hoạt động trên các lĩnh vực như giao
thông vận tải công trình đô thị, chế biến mía, lúa thủy sản …khặp khó khăn do chi phí đầu vào tăng.
Trong giai đoạn 2009 – 2010 dư nợ của các công ty TNHH, các thành phần
kinh tế khác không xuất hiện nợ xấu cho thấy chất lượng dư nợ là khá tốt.
Nguyên nhân là do các công ty TNHH, công ty cổ phần có chế quản lý chặt chẽ,
lập được các phương án kinh doanh tốt, các thông tin tài chính được công bố đầy đủ kịp thời minh bạch nên cán bộ tín dụng dễ dàng nắm bắt tình hình tài chính của DN có được những đánh giá chính xác và đây thường là các KH truyền thống
của NH với lịch sử vay vốn tốt. Do đó NH đã đanh giá các khoản vay vốn của
các thành phần này có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, cùng với tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2011 các thành phần
kinh tế nói chung đều gặp khó khăn trong đó có các công ty TNHH, NH đã tiến hành đánh giá phân loại nợ một cách thận trọng và sát với thực tế hoạt động của
DN hơn. Do vậy mà dư nợ của các công ty TNHH đã xuất hiện nợ nhóm nợ có
rủi ro cao hơn.
Khối DNTN có dư nợ xấu tăng nhanh hằng năm và chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng nợ xấu của NH, nhất là năm 2011 nợ xấu tăng đột biến khoảng 27.514
triệu đồng tương đương tăng khoảng 569,14% so với năm 2009, nợ xấu của khối
DNTN chiếm tới 63,69% tổng nợ xấu của NH trong khi dư nợ lại chiếm tỷ trọng
thấp. Tỷ lệ nợ xấu thành phần này tăng nhanh trong năm 2011 khoảng 23,34%
vượt rất xa mức an toàn (tỷ lệ xấu <5%) cho phép của NHNN, cho thấy các
DNTN là thành phần chính gây ra rủi ro tín dụng cho NH. Nguyên nhân làm cho nợ xấu DNTN cao như vậy là do các DN này hoạt động chủ yếu trên các ngành Thương mại, Nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ vay NH chủ yếu là để bù đắp thiếu
hụt vốn lưu động tạm thờitrong khi đó lạm phát cao làm sức mua hàng hóa giảm,
các DNTN không tiêu thụ được hàng hóa gây ứ đọng vốn, vì vậy không thể trả
nợ đúng hạn cho NH được. Ngoài ra còn do cơ chế quản lý, tất cả hoạt động kinh
doanh của DN đều do ý chí chủ quan của chủ DN quyết định dễ gây ra rủi ro hơn
so với các loại hình DN khác trong khi một số cán bộ tín dụng lơ là trong việc
giám sát sử dụng vốn đúng mục đích của KH.
Trái lại với DNTN các Cá thể có số dư nợ xấu giảm dần trong từng năm với
tốc độ cũng khá nhanh. Chất lượng dư nợ của Cá thể tăng lên từng năm, năm
2009 tỷ lệ nợ xấu là 2,42% cao nhất trong các thành phần kinh tế nhưng đến giai đoạn 2010 - 2011 tỷ lệ nợ xấu giảm rõ rệt, khoảng 0,34% trong năm 2011 thấp
nhất trong các thành phần kinh tế. Điều đó cho thấy các khoản cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của hộ cá thể, tiểu thương được thu hồi khá tốt, nợ quá hạn
giảm. Nguyên nhân là do nhu cầu xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Mỹ
Châu Âu, Nhật tăng trở lại cộng BIDV triển khai gói hỗ trợ 5.000 tỷ đồng cho Chương trình tài trợ xuất khẩu theo ngành nghề nhằm hỗ trợ kịp thời cho các DN sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủy sản, dệt may, nông sản…do vậy mà các DN
đẩy mạnh thu mua thủy sản, nông sản của nông dân với mức giá khá tốt, nhờ vậy
nông dân có lãi tạo cơ hội trả nợ cho NH. Ngoài ra còn do NH đã xử lý một số
khoản vay không có khả năng thu hồi và bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro tín
dụng..
Qua phân tích tình trạng nợ xấu phân theo thành phần kinh tế cho thấy về cơ cấu nợ xấu theo thành phần trong ba năm có sự biến động, xuất hiện nợ xấu ở
một số thành phần có lịch sử vay vốn khá tốt làm tăng nguy cơ rủi ro cho NH. Nhìn chung tỷ lệ các thành phần kinh tế có thay đổi trong từng năm nhưng vẫn
nằm trong vòng an toàn duy chỉ có các DNTN vượt khá xa ngưỡng an toàn. Vì vậy trong tương lai NH cần có các giải pháp phù hợp nhằm khống chế nợ xấu của
thành phần kinh tế này ở mưc an toàn.