Thực trạng huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2009 – 2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 42)

Bảng 3: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011– 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi TCKT 115.164 148.210 52.371 33.046 28,69 -95.839 -64,66 Tiền gửi không kì hạn 108.075 144.089 34.630 36.014 33,32 -109.459 -75,97 Tiền gửi có kì hạn 7.089 4.121 17.741 -2.968 -41,87 13.620 330,50 Tiền gửi dân 117.977 241.985 176.650 124.008 105,11 -65.335 -27,00 Tiền gửi Không kì hạn 10.460 11.740 3.438 1.280 12,24 -8.302 -70,72 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn 84 61 30 -23 -27,38 -31 -50,82 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 107.433 230.184 173.182 122.751 114,26 -57.002 -24,76 Tiền gửi KBNN 112.781 83.684 72.023 -29.097 -25,80 -11.661 -13,93 Tổng 345.922 473.879 301.044 127.957 36,99 -172.835 -36,47

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)

Giai đoạn 2009 – 2011 các NHTM gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn từ khu vực dân cư, vì nền kinh tế mới bước qua khủng hoảng tốc độ tăng trưởng thấp, lạm phát cao, lãi suất có nhiều biến động, giá dầu, điện tăng

cao làm cho cuộc sống của người dân càng khó khăn hơn. Trong khí gíá vàng

tăng nhanh và có chiều hướng không đổi từ 20 triệu đồng/ lượng trong quý I năm

2009 lên 42,5 triệu đồng/lượng trong những tháng cuối năm 2011, đỉnh nhất là 23/8/2011 giá vàng thiết lập kỉ lục về giá lên đến 49,02 triệu đồng /lượng. Do

người dân đổ xô đi mua vàng để đầu cơ tích trữ, các NHTM cũng tung ra các sản

phẩm mới để huy động vốn bằng vàng sau đó chuyển sang tiền mặt để cho vay

cũng như đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên để ổn định thị trường vàng trong nước

NHNN đã ban hành thông tư số 11/2011/TT – NHNN ngày 29/4/2011 quy định

về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD càng làm cho NH gặp khó khăn hơn trong công tác huy động vốn. Cũng trong tình hình đó huy động vốn của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2011 cũng gặp khó khăn, cụ thể năm 2010 huy động vốn tăng 127.957 triệu đồng tương đương 36,99% nguyên nhân trong năm nay nền kinh tế ổn định lạm phát được kiểm soát tốt (khoảng

11,85%), cũng như thành quả tích cực của chính sách hỗ trợ lãi suất để sản xuất

kinh doanh của Chính phủ. Trái lại năm 2011 nguồn vốn huy động giảm cũng đáng kể tương đương với tốc tăng năm 2010 khoảng 36,47%, nguyên nhân chủ

yếu là do tỷ lệ lạm phát cao người dân chuyển sang kênh đầu tư khác có lợi hơn.

Để hiểu rõ hơn thực trạng huy động vốn của NH ta đi phân tích từng loại vốn huy động của NH.

4.1.2.1. Huy động từ tổ chức kinh tế

Đây là loại tiền gửi KKH, CKH của các doanh nghiệp nhằm mục đích sinh

lời và thanh toán các khoản chi trả trong kinh doanh. Nhìn chung khoản tiền gửi

KKH chiếm tỷ trọng lớn vì TCKT gửi tiền ở NH nhằm thuận tiện cho việc kinh doanh hơn là kiếm lời. Nhìn chung khoản tiền huy động từ TCKT của NH là không ổn định tùy thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương ở

từng thời kì khác nhau. Cụ thể năm 2010 tiền gửi từ TCKT là 148.210 triệu đồng tăng 28,69% trong đó tiền gửi KKH tăng 33,32%, CKH giảm 41,87% nguyên

nhân là năm 2010 NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản (xem trang 31), và quan trọng là các DN được Nhà nước hỗ trợ lãi suất để sản xuất kinh doanh nên hoạt động thanh toán giữa các DN diễn ra nhiều hơn làm cho tiền gửi của TCKT tại

NH tăng lên. Hơn nữa NH không ngừng đổi mới công nghệ, sản phẩm dành cho

TCKT ngày càng đa dạng, tiện ích đáp ứng nhanh kịp thời công việc thanh toán

của DN điển hình là sản phẩm tiền gửi kết hợp ngoài việc đảm bảo khả năng

thanh toán của KH, sản phẩm này còn cung cấp cho KH một hạn mức thanh toán

trên cơ sở số dư tiền gửi CKH của KH tại BIDV. Do vậy NH thu hút được nhiều

năm 2011 khi gói kích cầu của Chính phủ không còn nữa, lạm phát cao, giá cả

nguyên nhiên liệu leo thang, lãi suất tín dụng ngân hàng cao khoảng 20,5% đến

22% ( theo thông cáo báo chí số 08/2011 của BIDV) nằm ngoài khả năng sinh lời

của DN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, hoạt động kinh doanh bị đình trệ nên tiền

gửi KKH tại NH giảm mạnh 75,97%, các TCKT chuyển sang gửi CKH để sinh lời từ lãi suất làm khoản CKH tăng đột biến lên tới 330,50%.

4.1.2.2. Huy động từ dân cư

Vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn khá quan trọng của các TCTD vì đây

là nguồn vốn với chi phí thấp và có tính ổn định cao. Đa số người dân gửi tiền

vào NH dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm CKH nhằm hưởng lãi suất, minh chứng

là tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trên vốn huy động từ dân cư trong giai đoạn 2009 – 2011 trung bình chiếm 95%. Nhìn chung vốn huy động từ dân cư của NH cũng tăng lên trong năm 2010 (105,11%) và giảm trong năm 2011 (27,00%) giống như

vốn huy động từ TCKT. Tuy nhiên nguyên nhân làm cho vốn huy động từ dân cư tăng trong năm 2010 chủ yếu là do lãi suất huy động cao (tháng 11/2010

17%/năm) người dân gửi tiền nhàn rỗi vào NH nhiều nhằm kiếm lời, thêm vào đó để cạnh tranh với nhiều NHTM khác trên địa bàn BIDV đã tung ra nhiều chương

trình khuyến mại hấp dẫn áp dụng trên toàn hệ thống nhằm thu hút KH như: chương trình tiết kiệm dự thưởng triển khai từ ngày 14/01/2010 đến ngày 14/04/2010, với mức lãi suất hấp dẫn, được cố định trong suốt thời gian thực gửi chương trình áp dụng cho mọi KH cá nhân với mức tiền gửi tối thiểu chỉ 10 triệu đồng và có cơ hội trúng hàng nghìn giải thưởng hấp dẫn và có giá trị với tổng

giải thưởng lên đến 9,4 tỷ đồng. Chương trình Gửi tiền – Quay liền – Trúng lớn

từ ngày 24/05/2010 đến ngày 20/08/2010 với 34.600 giải thưởng giá trị và tổng

giá trị giải thưởng lên đến 14,8 tỷ đồng. Và nhiều chương trình khuyến mại khác như: Tiết kiệm ưu việt, Gửi càng nhiều - Quà càng lớn, Rồng vàng Thăng

Long....Trong đó tăng mạnh nhất là tiền gửi tiết kiệm CKH tăng 114,26% vì đây

là sản phẩm tốt nhất cho người dân trong thời kì nền kinh tế có nhiều biến động. Năm 2011 để ổn định nền kinh tế và kiềm chế cuộc đua lãi suất huy động

giữa các NH Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT –

NHNN ngày 3/03/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng

phải bảo toàn được giá trị tiền tệ trước sự bào mòn của lạm phát, trong khi đó tỷ

lệ lạm phát năm 2011 là 18,58% cao hơn nhiều so với lãi suất huy động làm cho

người gửi tiết kiệm không có nhiều động cơ gửi tiền vào NH, dòng vốn tiết kiệm

của NH bị rút ra để đầu tư vào vàng, ngoại tệ, bất động sản....Do đó làm khoản

tiền gửi từ dân cư giảm 27,00%.

4.1.2.3. Các nguồn vốn khác

Khi kho bạc Nhà nước thu về ngân sách, chưa có nhu cầu sử dụng hay phân

bổ ngân sách thì Kho bạc có thể gửi tại NHTM. Khi đó nguồn tiền này hình thành vốn của NHTM. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi KBNN tại BIDV Hậu

Giang giảm dần qua các năm, năm 2010 giảm 29.097 triệu đồng khoảng 25,8% nguyên nhân là trong năm này thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng chậm hơn chi ngân sách 18,56% so với 29.08% (do tỉnh tập trung đầu tư cải tạo các

tuyến đường tỉnh, huyện, hệ thống đường nội ô Thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, các thị trấn, hệ thống kè Xà No, đường nối Thàng phố Vị Thanh - Cần Thơ các đường về trung tâm xã chưa có đường ô tô, hạ tầng khu, cụm công nghiệp

(theo Báo cáo số 64/QC – UBND của tỉnh Hậu Giang ngày 16/12/2010). Năm

2011 tiền gửi KBNN giảm 11.661 triệu đồng giảm khoảng 13,93%, nguyên nhân chủ yếu là do DN trên địa bàn kinh doanh thua lỗ Nhà nước thất thu thuế trong khi tình trạng đầu tư công vẫn còn tràn lan kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)