Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 67)

Bảng 12: DƯ NỢ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % DNNN 245.894 133.860 23.030 -112.034 -45,56 -110.830 -82,80 Cty TNHH 961.584 1.180.165 1.053.840 218.581 22,73 -126.325 -10,70 DNTN 184.600 159.433 138.577 -25.167 -13,63 -20.856 -13,08 Cá thể 305.836 517.417 376.373 211.581 69,18 -141.044 -27,26 Thành phần khác 470.806 679.552 489.181 208.746 44,34 -190.371 -28,01 Tổng 2.168.720 2.670.427 2.081.001 501.707 23,13 -589.426 -22,07

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)

(Đầu năm 2011 dư nợ chi nhánh mới thành lập ở Vị Thanh là 1.011.008 triệu đồng)

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của các DN Nhà nước có xu hướng giảm

dần và tốc độ giảm ngày càng mạnh. Trong ba năm dư nợ thành phần DNNN giảm gần 9 lần. Nguyên nhân là do tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế các

thành phần kinh tế trên địa đều gặp khó khăn các DNNN lại kinh doanh kém hiệu

quả hơn so với các thành phần kinh tế khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao, NH đã giảm

quy mô tín dụng đối với các DN thuộc thành phần này nhằm hạn chế rủi ro.

Trong tất cả các thành phần kinh tế vay vốn tại NH thì công ty TNHH có

quy mô dư nợ lớn nhất vì đây là loại hình công ty chiếm đa số trên địa bàn hoạt động chủ yếu ở quy mô nhỏ và vừa có chu kì sản xuất kinh doanh ngắn nên khả năng thu hồi vốn nhanh, dễ dàng thích ứng với những thay đổi của thị trường và

ba năm, tăng 22,73% tương đương khoảng 218.581 triệu đồng, tăng thấp hơn so

với tăng trưởng DSCV và DSTN trong năm 2010 cho thấy loại hình công ty TNHH kinh doanh khá tốt đa số thuộc nhóm ngành Chế biến, Thuơng mại – Dịch

vụ, năm 2011 dư nợ cho vay đối với các công ty TNHH giảm 10,70% khoảng

126.325 triệu đồng do nhu cầu vay vốn giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh của

các DN nay bị đình trệ sức tiêu thụ hàng hóa giảm các DN phải cắt giảm sản lượng, thu hẹp quy mô sản xuất. Cũng giống như công ty TNHH thành phần kinh

tế khác (công ty cổ phần, tập thể) cũng chịu tác động ảnh hưởng bởi các nguyên nhân trên làm cho dư nợ tăng trong năm 2010 và giảm trong năm 2011.

Dư nợ DNTN giảm khá đều trong từng năm, mỗi năm giảm khoảng 13% so

với năm trước. Nhìn chung NH đang có xu hướng giảm quy mô tín dụng dành cho các DNTN nhằm hạn chế rủi ro vì các DNTN kinh doanh chủ yếu trên các

ngành Thương mại – Dịch vụ, Nông nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ lẻ, khả năng canh tranh thấp, dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi các yếu tố bất lợi bên ngoài ngoài ra còn do các DNTN có cơ chế quản lý kém khả năng sư dụng vốn sai mục đích cao, các hồ sơ vay vốn chủ yếu được NH cho vay là dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo hơn là các phương án kinh doanh hiệu quả. Quy mô dư nợ của Cá

thể tăng mạnh trong năm 2010 tăng 69,18 %, và giảm trong năm 2011. Nguyên

nhân tăng là do các hộ nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh vay vốn trong năm 2010 để đầu tư, thả nuôi thủy sản, nhu cầu vay tiêu dùng để xây dựng nhà ở nông thôn tăng nhanh....để hưởng lãi suất ưu đãi. Dư nợ giảm là do ngưòi dân thắt chặt chi

tiêu, các khoản cho vay tiêu dùng sụt giảm, một số KH chuyển sang vay ở chi

nhánh mới.

Qua phân tích tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế ta thấy dư nợ

của NH tập trung chủ yếu vào các thành phần như công ty TNHH, công ty Cổ

phần và Cá thể. Về cơ cấu và tỷ trọng dư nợ giữa các thành phần kinh tế trong ba năm không có quá nhiều thay đổi, chỉ có DNNN có tỷ trọng dư nợ giảm mạnh.

Cho thấy thông qua nghiệp vụ cho vay NH đã góp phần thúc đẩy, điều tiết các

thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển phù hợp với điều kiện khách quan, chủ trương chính sách của Tỉnh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)