Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 46)

Quan sát bảng số liệu thấy DSCV của NH tăng 225.257 triệu đồng tương đương với 4,4% trong năm 2010, nguyên nhân là vì trong năm 2010 BIDV Hậu

Giang thực hiện theo Thông tư số 27/2009/TT – NHNN ngày 31/12/2009 về việc

hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn NH trong năm 2010 để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi tăng trưởng chuyển

dịch cơ cấu kinh tế ổn định kinh tế vĩ mô. Các ngành được hỗ trợ lãi suất là Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghiệp chế biến, hoạt động khoa học công

nghệ, hoạt động thu mua nông sản, thủy sản với mức hỗ trợ lãi suất là 2%/năm

tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế và Thông tư số 02/2010/TT – NHNN ngày 22/01/2010 về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn NH trong năm 2010 để

mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở khu

vực nông thôn với mức lãi hỗ trợ là 100% hoặc 2% đối với từng loại hàng hóa

được mua. Do vậy, chính sách kích cầu của Chính phủ đã kích thích các tổ chức cá nhân trên địa bàn gia tăng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh làm DSCV của BIDV Hậu giang tăng lên đáng kể.

Sang đến năm 2011 DSCV của NH giảm mạnh 26,61% tương đương với

1.596.488 triệu đồng, nguyên nhân làm DSCV giảm mạnh là tỷ lệ lạm phát tăng

cao trên hai con số làm giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng, khả năng tiếp nguồn

vốn tín dụng NH của các DN trên địa bàn gặp khó khăn cộng thêm lãi suất cho vay cao vượt ngoài năng lực của DN trong thời điểm hiện tại, nhiều DN tuyên bố

phá sản hay tạm ngưng sản suất kinh doanh; ngày 20/9/2010 NHNN đã ban hành

văn bản số 7222/NHNN – TTGSNH cho phép BIDV mở CN mới Vị Thanh tại địa chỉ số 29 đường 1/5, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang trên cơ sở nâng

cấp phòng giao dịch Vị Thanh và đi vào hoạt động đầu năm 2011 và được sự chỉ đạo của BIDV TW BIDV Hậu Giang đã hỗ trợ CN mới thành lập trong hoạt động trong đó BIDV Hậu Giang đã chia sẻ, chuyển một số KH sang CN Vị Thanh do đó làm DSCV của NH trong năm 2011 giảm đáng kể; ngoài ra thêm một nguyên nhân nữa là ngày 24/02/2011 Chính phủ ra Nghị quyết số 11/NQ – CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ

mô, đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ chỉ thị NHNN điều hành và kiểm soát để

bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% tập trung vốn tín dụng vào lĩnh

vực sản xuất hàng hóa giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn khu vực phi sản xuất như

bất động sản, chứng khoán. Do đó BIDV Hậu Giang đã nghiêm túc thực hiện chỉ

thị thắt chặt cho vay.

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEOTHỜI HẠN CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011– 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 5.329.652 5.391.555 4.326.907 61.903 1,16 -1.064.648 -19,75 Trung hạn 296.476 344.606 47.754 48.130 16,23 -296.852 -86,14 Dài hạn 118.609 263.833 28.845 145.224 122,44 -234.988 -89,07 Tổng 5.744.737 5.999.994 4.403.506 255.257 4,44 -1.596.488 -26,61

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)

Qua bảng số liệu và nhìn trực quan từ biểu đồ ta thấy BIDV Hậu Giang chủ

yếu cho vay ngắn hạn, DSCV ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng

DSCV của NH khoảng 90%. Nhìn chung DSCV ngắn hạn của NH năm 2010

biến động không nhiều so với năm 2009 chỉ tăng 1,16% tương đương khoảng

61.930 triệu đồng, nguyên nhân là trong năm này Chính phủ tung ra nhiều gói hỗ

trợ lãi suất nhằm tăng cường sản xuất hàng hóa kích thích các DN trên địa bàn vay vốn lưu động để duy trì và tái sản xuất. Khách hàng chủ yếu là các DN, cá

nhân tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Trong đó cho vay chủ yếu thuộc các ngành nghề như Nuôi trồng thủy sản để mua thức ăn, nguyên nhiên liệu, Công nghiệp chế biến để thu mua nguyên liệu đầu vào phục sản xuất chủ yếu là thu mua cá nguyên liệu, mía đường và lúa trong

dân cư, điển hình là trong vụ Đông xuân năm 2010 được sự chỉ đạo của Chính

phủ công ty Luơng thực Hậu Giang đã vay vốn để thu mua lúa nguyên liệu cho

nông dân với mức giá đảm bảo nông dân có lãi trên 30%, và trong tháng 9/2010

tỷ đồng cho các DN chế biến mía đường có vốn mua mía trong dân. Ngoài ra còn một nguyên nhân là do chính sách tín dụng của NH tập trung cho vay ngắn hạn để cân đối nguồn vốn của NH (do nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn)

nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra. Chi nhánh chỉ cho vay các khoản vay

trung và dài hạn khi thẩm định các dự án đó thật sự khả thi và có hiệu quả và căn

cứ vào các chí số an toàn của NH. Sang năm 2011 trong bối cảnh có nhiều khó khăn chung như lạm phát, lãi suất NH ở mức cao, các DN gặp không ít khó khăn như sức tiêu thụ hàng hóa giảm, lãi tiền vay cao, giá nhiên liệu cũng như chi phí đầu vào gia tăng khiến hàng loạt DN phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm trừng và một số KH trước đây của NH đã chuyển sang vay vốn và quản lý dư nợ ở BIDV

Vị Thanh. Vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn của NH giảm hơn 1.000 tỷ đồng.

0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 Triệ u đồng Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Thời hạn 2009 2010 2011

Hình 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO THỜI HẠN CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Còn lại chiếm một phần nhỏ trong tổng DSCV của NH là các khoản vay

trung và dài hạn. Mục đích của các khoản vay này là đầu tư vào mua máy móc

thiết bị các dự án sản xuất kinh doanh. Năm 2010 DSCV trung và dài hạn của NH tăng so với năm 2009 trong đó tăng mạnh nhất là DSCV dài hạn tăng 122,44

% khoảng 145.244 triệu đồng. Nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ lãi suất của

Chính phủ cho các khoản vay vốn trung và dài hạn trong năm 2010 để đầu tư

phát triển kinh doanh, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chi nhánh đã giải ngân trong năm 2011 tài trợ cho các dự án của Tỉnh như Khu Hành

chính Tỉnh ủy, bênh viện đa khoa 500 giường, trường trung cấp nghề tỉnh Hậu Giang, trường Cao đẳng Cộng đồng, Khu Liên hiệp thể dục thể thao...ngoài ra NH cũng giải ngân một lượng vốn cho nông dân mua máy gặt đập liên hợp, máy gặt xếp dãy....Năm 2011 DSCV của trung và dài hạn đều giảm khoảng trên 85% so với năm 2010, nguyên nhân thứ nhất là do chính sách hỗ trợ lãi suất không

còn nữa, nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh mua máy móc thiết bị giảm

xuống, thêm vào đó tình kinh tế năm 2011 khá khó khăn nguy cơ nợ xấu đối với

các khoản vay này là khá lớn nên NH chủ động giảm DSCV trung và dài hạn

xuống nhằm hạn chế rủi ro.

Trong giai đoạn 2009 – 2011 DSCV của NH tập trung đa số vào các khoản

vay ngắn hạn điều này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với tình trạng nguồn vốn

của NH, điều đó cho thấy NH đã có các kế hoạch tăng trưởng tín dụng hợp lý đối

với từng thời hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho NH.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)