Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 49)

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Nuôi trồng thủy sản 190.151 1.041.708 1.159.753 851.557 447,83 118.045 11,33 Công nghiệp chế biến 2.748.857 1.559.561 1.442.461 -1.189.296 -43,27 -117.100 -7,51 Thương nghiệp 417.068 1.413.713 1.081.245 996.645 238,96 -332.468 -23,52 Xây dựng 724.986 1.029.303 587.376 304.317 41,98 -441.927 -42,93 Khách sạn – nhà hàng 115.548 69.150 92.906 -46.398 -40,15 23.756 34,35 Ngành khác 1.548.127 886.559 39.765 -661.568 -42,73 -846.794 -95,51 Tổng 5.744.737 5.999.994 4.403.506 255.257 4,44 -1.596.488 -26,61

Về cơ cấu trong DSCV phân theo ngành kinh tế thì ngành Công nghiệp chế

biến chiếm tỷ trọng khá lớn trong ba năm vì đây là ngành mũi nhọn của tỉnh Hậu

Giang với nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, thủy

sản. Tuy nhiên, DSCV của ngành này giảm dần trong từng năm, giảm mạnh nhất là năm 2010 giảm 43,27% khoảng hơn 1.000 tỷ đồng mặc dù đây là ngành đã

được Chính phủ hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong năm 2010 nhưng do ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp lũ lụt xuất hiện trái mùa, đất bị xâm nhập mặn, dịch bênh tái phát…làm nguồn nguyên liệu nông, thủy sản sụt giảm

nhiều nhà máy phải ngưng sản xuất vì thiếu nguyên liệu; chi phí nguyên, nhiên liệu gia tăng làm đội giá thành sản phẩm lên cao gây khó khăn trong việc cạnh

tranh về giá với các DN khác. Vì vậy mà nhu cầu vay vốn đầu tư của ngành công nghiệp chế biến giảm.

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 Triệu đồng Nuôi trồng thủy sản Công nghiệp chế biến Thương nghiệp Xây dựng Khách sạn nhà hàng Ngành khác Ngành kinh tế 2009 2010 2011

Hình 5: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Trái với ngành Công nghiệp chế biến với gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm của

Chính phủ đã kích thích ngành Nuôi trồng thủy sản gia tăng vay vốn để đầu tư

cải tạo ao hồ làm diện tích thả nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh tăng từ 8.196 ha trong năm 2009 tăng lên 11.386 ha trong năm 2010 (Theo Báo cáo số 105/QC – UBND ngày 15/12/2010) trong đó tập trung nuôi trồng các loại thủy sản có gia

trị kinh tế lớn như tôm sú, cá thác lác, cá rô đầu vuông, cá tra, cá basa… Do vậy

851.557 triệu đồng, năm 2011 DSCV ngành tăng nhẹ khoảng 11,33% là do lạm

phát và lãi suất cho vay ở mức cao làm tăng chi phí nuôi trồng, trong khi giá bán

đầu ra giảm nhẹ các hộ nuôi trồng không đầu tư mở rộng thêm diện tích nuôi

trồng mới mà chỉ thả nuôi trên diện tích sẵn có, hoặc chỉ vay để đầu tư nhỏ, sửa

chữa công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị. Với đặc điểm là một Tỉnh có 80% là nông nghiệp và có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, BIDV Hậu Giang cần có nhiều các chính sách hơn nữa để giúp nông dân tiếp cận được

nguồn vốn nhằm phát triển kinh tế nông thôn.

Doanh số cho vay ngành Thương nghiệp phản ánh rõ nét nhu cầu vay vốn

sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Cụ thể, năm 2010 khi NHNN thực hiện chính

sách tiền tệ nới lỏng để phục hồi tăng trưởng kinh tế bằng các gói hỗ trợ lãi suất

làm các giao dịch mua bán giữa các thành phần kinh tế diễn ra mạnh hơn, nhiều công ty thương mại dịch vụ, chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được thành lập theo báo cáo của Sở Công thương năm 2010 toàn tỉnh có khoảng 28.500 DN, hộ kinh

doanh cá thể trong lĩnh vực thương mại dịch vụ làm tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 12.046 tỷ đồng tăng 28,08 % so với năm 2009 trong đó thương

nghiệp đóng góp 9.832 tỷ đồng. Điều này có thể lý giải tại sao DSCV của ngành

thương nghiệp năm 2010 tăng 996.645 triệu đồng tương đương tăng 238,96% so với DSCV năm 2009. Năm 2011 khi giá cả hàng hóa tăng liên tục trong đó ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng chi tiêu của người dân là tăng giá xăng, dầu, giá

ga, giá điện, lương thực thực phẩm, người dân thắt chặt chi tiêu các DN thương

mại phải cắt giảm cả về chủng loại và số lượng hàng hóa. Vì vậy mà DSCV giảm

23,52% so với năm 2010.

Nhìn chung DSCV đối với ngành Xây dựng ở NH không có nhiều biến đổi

khi không có chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở ở nông thôn. Cụ thể là năm 2009, 2011 khi không có gói hỗ trợ thì DSCV khoảng

600.000 – 700.000 triệu đồng chủ yếu là tài trợ cho các dự án phát triển đô thị,

kết cấu hạ tầng của Tỉnh. Nhưng trong năm 2010 thì DSCV lại đột ngột gia tăng đạt 1.029.300 triệu đồng tăng khoảng 41,98% nguyên nhân là Chính phủ chỉ đạo

NHNN bắt các NHTM cho vay hỗ trợ lãi suất về việc xây dựng nhà ở khu vực

nông thôn, trong khi Hậu Giang là một tỉnh thuần nông người dân sống ở khu

lũ lụt tàn phá nên khi có chính sách này thì nhu cầu vay vốn khu vực nông thôn

là khá lớn nên làm DSCV tăng lên.

Doanh số cho vay ngành Khách sạn – Nhà hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong

tổng doanh số cho vay của NH. Vì đây là ngành mới phát triển, địa bàn hoạt động hẹp chủ yếu ở khu vực đô thị và đa số các khách sạn – nhà hàng trên địa

bàn hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, nhu cầu vay vốn không ổn định các khoản vay đa số có thời hạn ngắn mục đích vay để đáp ứng thiếu hụt vốn lưu động. Vì vậy

mà DSCV năm 2010 đạt 69.150 triệu đồng giảm 40,15%, năm 2011 đạt 926.06

triệu đồng tăng 34,35% so với năm 2010.

Doanh số cho vay ngành khác bao gồm Tiêu dùng và Nông nghiệp giảm

mạnh qua ba năm, năm 2010 giảm 661.568 triệu đồng tương đương khoản 42,73% sang đến năm 2011 DSCV tiếp tục giảm sâu giảm đến 95,51% so với năm 2010 doanh số khoảng 39.765 triệu đồng nguyên nhân là do chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, đô thi hóa nhanh làm diện tích trông cây ăn quả, lúa bị xâm lấn, ngoài ra trong năm 2010 và 2011 thực hiện chỉ đạo của NHNN và BIDV TW đã cắt giảm cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất. Các hồ sơ xin vay vốn tiêu dùng

được NH xem xét rất kỹ chỉ phát vay khi đã được thẩm định rõ ràng, có kế hoạch

trả nợ tốt.

Tóm lại, DSCV phân theo ngành kinh tế của NH tập trung chủ yếu vào các ngành thế mạnh của Tỉnh như ngành Nuôi trồng thủy sản, Công nghiệp chế biến,

Thương nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian tới NH nên tạo điều kiện cho vay đối

với ngành Dịch vụ vì đây là ngành còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương

lai.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)