Rủi ro tín dụng cao hơn nếu NH có các khoản cho vay có chất lượng trung
bình hoặc dưới trung bình nhiều hơn. Thu nhập có xu hướng giảm đi nếu nợ xấu tăng lên vì NH phải chi ra một số tiền lớn để lập quỹ dự phòng nhằm bù đắp tổn
thất khi rủi ro xảy ra. Biểu hiện của RRTD là nợ xấu, theo quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN nợ xấu là các khoản nợ được NH phân vào nhóm 3, 4 ,5.
Và để thấy rõ hơn tình trạng nợ xấu của NH xuất hiện ở những ngành nghề nào thuộc các thành phần kinh tế nào, xu hướng biến động cũng như cơ cấu nợ xấu
thay đổi như thế nào ta đi phân tích nợ xấu theo các hướng tiếp cận khác nhau
như theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, thời hạn cho vay để tìm ra các nguyên nhân gây ra rủi ro cho NH đồng thời dựa trên các nguyên nhân đó đề xuất
các giải pháp thích hợp.
Nhìn chung tình trạng nợ xấu của NH có xu hướng tăng trong từng năm,
trong đó nợ xấu tăng nhẹ trong năm 2010 khoảng 5,39% so với năm 2009 nhưng
mức tăng này còn khá thấp so với mức tăng trưởng dư nợ trong năm, do đó nếu
xét về tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ thì chất lượng tín dụng của năm 2010 là tốt hơn năm 2009. Trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động và bất trắc hiện nay
nếu dư nợ tín dụng gia tăng thì khả năng gia tăng nợ xấu là khá cao. Do vậy mức gia tăng nợ xấu trong năm 2010 là chấp nhận được, và vẫn nằm trong vùng kiểm
soát của NH. Năm 2011 nợ xấu tăng đột biến trong khi quy mô tín dụng lại giảm điều đo cho thấy chất lượng tín dụng của NH đang xấu đi, nợ xấu trong năm tăng 364,33% tương đương khoảng 39.584 triệu đồng, nguyên nhân là do tình hình
khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của
DN, khả năng tài chính sụt giảm, các DN không trả nợ đúng hạn được làm cho
dư nợ xấu tăng lên; những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến
sản lượng của ngành nuôi trồng thủy sản một số món vay không thu hồi được;
nguyên nhân chủ quan từ phía KH sử dụng vốn vay không hiệu quả kinh doanh
thua lỗ mất khả năng trả nợ cho NH hoặc KH cố tình sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết ban đầu với NH và thường các khoản vay này NH đánh giá là không
có khả năng trả nợ. Ngoài ra một nguyên nhân khác dẫn đến đến các khoản vay
kém chất lượng là một số cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá KH sai không sát
với thực tế, sau khi đã giải ngân thì lỏng lẻo trong kiểm tra giám sát việc sử dụng
Bảng 15: NỢ XẤU PHÂN THEO THỜI HẠN CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 7.923 8.438 37.521 515 6,50 29.083 344,67 Trung hạn 2.457 1.723 13.271 -734 -29,87 11.548 670,23 Dài hạn 0 778 1 778 x -777 -99,90 Tổng 10.380 10.939 50.793 559 5,39 39.854 364,33
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
(Chú thích: x không tính được)
Như ta đã biết các khoản cho vay chủ yếu của NH là ngắn hạn thể hiện qua DSCV, DSTN và dư nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá cao, cũng trrong tình trạng đó nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn cũng chiếm đa số trong tổng nợ xấu
của NH. Nhìn chung về giá trị thì nợ xấu ngắn hạn tăng trong ba năm trong đó tăng mạnh nhất là năm 2011 tăng 344,67% tương đương tăng khoảng 29.083
triệu đồng làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,71 điểm phần trăm so với năm 2010.
Nguyên nhân là do một số khoản vay ngắn hạn của nông dân nuôi thủy sản phải cơ cấu lại thời gian trả nợ do gặp rủi ro, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản gây
cá chết hàng loạt các hộ nông dân bị thiệt hại nghiêm trọng, NH đã xử lý, phân
loại các khoản nợ này đồng thời cũng cho vay lại đối với các hộ này để tạo cơ hội
cho họ tái sản xuất trả nợ cho NH; ngoài ra còn do tình trạng khó khăn chung của
nền kinh tế, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ – CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội nhưng tỷ lạm phát năm 2011 vẫn ở mức rất
cao khoảng 18,58%. Nhằm hỗ trợ, chia sẻ với các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay
ngân hàng với chi phí hợp lý, đảm bảo sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN về các giải pháp giảm dần mặt
bằng lãi suất góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội theo Nghị quyết 11 của Chính phủ BIDV đã ba lần thực hiện giảm lãi suất cho vay VND từ ngày 06/09/2011, từ 20/10/2011, từ ngày 19/12/2011 với
mức giảm từng lần khoảng 1 – 2%, nhưng với mức lãi suất NH ở những thời điểm nhất định vẫn vượt quá khả năng sinh lời của DN, các DN gặp khó khăn
trong luân chuyển vốn, vòng quay vốn lưu động thấp kéo theo thu nhập DN thấp
và không ổn định khả năng tài chính sụt giảm nên các khoản vay của NH khó thu
hồi trong thời gian này.
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 Triệu đồng Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Thời hạn 2009 2010 2011
Hình 9: NỢ XẤU PHÂN THEO THỜI HẠN CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010
Ngoài ra NH còn có nợ xấu trung hạn và dài hạn trong đó chủ yếu là nợ xấu
trung hạn, nhìn chung nợ xấu trung và dài hạn của NH biến động khá mạnh trong ba năm, cụ thể năm 2010 nợ xấu trung hạn 1.723 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu là
0,64% nhưng sang năm 2011 nợ xấu tăng đột biến 670,23% đạt mức 37.521 triệu đồng và tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng an toàn 5%. Nguyên nhân là do trong năm
2009, 2010 Chính phủ tung ra nhiều gói hỗ trợ lãi suất trong đó có chương trình tài trợ mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, nhưng hiệu quả
của các khoản vay này thường không cao, máy móc thiết bị hoạt động không hết
công suất gây lãng phí làm khả năng hoàn vốn thấp. Vì vậy các khoản vay này khó thu hồi nợ đúng hạn được. Ngoài ra, chất lượng dư nợ cho vay các dự án
cũng kém đi nguyên nhân là do trong quá trình thẩm định dự án không lường trước được sự biết động lớn của lãi suất và lạm phát nên khi đi vào hoạt động đã
đem lại hiệu quả không cao. Còn nợ xấu dài hạn giảm mạnh là do NH đã xử lý
Tóm lại, qua phân tích nợ xấu theo thời hạn cho thấy dư nợ xấu chủ yếu
của NH là ngắn hạn, NH cần có các biện pháp để đẩy nhanh thu hồi nợ xấu ngắn
hạn nhằm nâng cao vòng quay vốn tín dụng lên. Tình trạng nợ xấu trung hạn là
đáng báo động đang có chiều hướng tăng, do đó NH cần chú trọng hơn nữa trong
việc thẩm định, quyết định tài trợ các dự án.