Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Nuôi trồng thủy sản 40.649 895.653 924.847 855.004 2.103,38 29.194 3,26 Công nghiệp chế biến 2.587.174 1.702.953 1.285.826 -884.221 -34,18 -417.127 -24,49 Thương nghiệp 363.446 1.149.719 918.540 786.273 216,34 -231.179 -20,11 Xây dựng 553.874 964.903 672.200 411.029 74,21 -292.703 -30,33 Khách sạn – nhà hàng 72.301 14.969 53.847 -57.332 -79,30 38.878 259,72 Ngành khác 1.514.946 770.090 126.664 -744.856 -49,17 -643.426 -83,55 Tổng 5.132.390 5.498.287 3.981.924 365.897 7,13 -1.516.363 -27,58
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
Ngành Nuôi trồng thủy sản có DSTN tăng đột biến trong năm 2010 đạt
895.653 triệu đồng tăng 2.102,38% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm
2010 các DN, hộ cá thể nuôi trồng thủy sản được Chính phủ hỗ trợ lãi suất (ngắn hạn và trung hạn) 2% để mua nguyên liệu, máy móc phục vụ nuôi trồng thủy sản
với chính sách này thì người nuôi tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể do vậy mà diện tích nuôi trồng tăng lên và nông dân ngày càng ứng dụng khoa học
kỹ thuật, áp dụng nhiều hình thức nuôi trồng mới nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi kết hợp các loại cá trên ruộng lúa, tôm – lúa tạo ra sản phẩm chất lượng, giá
thành thấp. Giá trị gia tăng tạo ra cho NH trong các khoản vay tiếp theo. Năm 2011 DSTN tăng nhẹ chỉ 3,26% so với năm 2010 nguyên nhân là mặc dù hoạt động thương mại trên địa bàn gặp khó khăn nhưng trong năm này các hợp đồng
xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Mỹ, Nhật được ký kết trở lại nên nhu cầu
thu mua thủy sản chế biến xuất khẩu gia tăng, người nuôi bán được với giá cao
trồng thủy sản cho thấy đây là ngành đã góp phần thúc đẩy vòng quay vốn tín
dụng của NH lên.
Tương xứng với DSCV của ngành Công nghiệp chế biến thì DSTN của
ngành này cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng DSTN của NH trong giai đoạn
2009 – 2011 nhưng DSTN của ngành cũng có xu hướng giảm dần trong ba năm năm 2010 giảm 34,18%, năm 2011 giảm 24,49% so với năm trước. Nguyên nhân DSTN giảm trong năm 2010 là do các DN chế biến gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu nên sản xuất bị đình trệ gây khó khăn cho NH trong việc thu hồi
các khoản nợ đến hạn đồng thời quy mô tín dụng của ngành giảm nên làm giá trị
DSTN giảm theo nhưng hệ số thu nợ của ngành trong năm 2010 là cao nhất trong
tất cả các ngành nghề mà NH cho vay khoảng 109,19% điều đó cho thấy dòng vốn đầu tư vào ngành này quay vòng khá nhanh. Sang năm 2011 do quy mô tín
dụng đối với ngành sụt giảm kéo theo DSTN giảm theo.
Ngành Thương nghiệp và Xây dựng đều có điểm chung là DSTN tăng trong
năm 2010 và giảm trong năm 2011. Nguyên nhân tăng là do DSCV hai ngành
này tăng trong năm 2010, hoạt động buôn bán (có 13 chợ được đưa vào sử dụng
– báo cáo sở công thương Hậu Giang), xây dựng nhà ở khu vực nông thôn diễn ra
tấp nập hơn sau khi có chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho nên các khoản vay đáo hạn trong năm 2010 được thu hồi đầy đủ cũng như các khoản vay đã quá hạn
của ngành cũng được thu trong khoảng thời gian này, nguyên nhân giảm là do lạm phát cao người dân thắt chặt chi tiêu, làm doanh thu của các ngành thương
mại dịch vụ giảm xuống gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ của NH.
Ngành Khách sạn nhà hàng có DSTN thấp nhất trong cơ cấu thu nợ của NH
do đây là ngành mới phát triển chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị và có nhu cầu thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, có quy mô tín dụng khá nhỏ mục đích các khoản
vay chủ yếu là bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Nhìn chung DSTN của
ngành biến động là phụ thuộc tình hình kinh tế của địa phương cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân trong năm đó.
Doanh số thu nợ các ngành khác (Tiêu dùng, nông nghiệp) thì giảm dần trong ba năm. Nguyên nhân là do các khoản vay cho nông nghiệp trong năm
2009 và 2010 là các khoản vay trung hạn để mua máy móc thiết bị nhưng sử
thu hồi vốn chậm do đó các khoản cho vay này đã chuyển sang nợ quá hạn gây
khó khăn cho công tác thu nợ của NH; do tỷ lệ lạm phát cao người dân thắt chặt
chi tiêu, mặc dù trong năm 2011 Chính phủ đã tăng lương tối thiểu từ 730.000
đồng/tháng lên 830.000 đồng/ tháng nhưng do chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh làm tăng khoản chi phí trang trải cho cuộc sống hằng ngày lên ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ gốc và lãi của người dân cho các món vay tiêu dùng trước đó
nhất là đối với các cán bộ viên chức nhà nước đa số vay tín chấp dựa trên bảng lương hàng tháng, các thành phần này đã đến NH xin gia hạn, cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, do đó mà DSTN trong năm này giảm xuống.
Nhìn chung công tác thu nợ của NH thực hiện khá tốt, DSTN nói chung và của từng ngành nói riêng phù hợp với DSCV của NH trong từng năm, đảm bảo cho đồng vốn của NH quay vòng nhanh, không bị ứ đọng. Điều đó cho thấy cán
bộ, nhân viên NH đã phối hợp tốt với nhau trong công tác quản lý và thu hồi nợ.