Ở trên ta đã phân tích DSCV phân theo ngành kinh tế để thấy được tình hình biến động cũng như dòng vốn của NH tập trung vào các khối ngành nào. Phần này ta tiếp tục phân tích DSCV của NH phân theo thành phần kinh tế để
thấy được cơ cấu, sự biến động DSCV của từng thành phần kinh tế trong giai đoạn 2009 – 2011.
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 – 2009 Chênh lệch 2011– 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % DNNN 1.128.841 299.039 82.345 -829.802 -73,51 -216.694 -72,46 Cty TNHH 1.494.206 2.582.936 2.111.041 1.088.730 72,86 -471.895 -18,27 DNTN 371.684 431.826 273.458 60.142 16,18 -158.368 -36,67 Cá thể 325.066 543.491 393.254 218.425 67,19 -150.237 -27,64 Thành phần khác 2.424.940 2.142.702 1.543.408 -282.238 -11,64 -599.294 -27,97 Tổng 5.744.737 5.999.994 4.403.506 255.257 4,44 -1.596.488 -26,61
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
Qua bảng số liệu ta thấy DSCV của NH đối với KH thuộc thành phần
doanh nghiệp Nhà nước giảm dần qua từng năm ( mỗi năm DSCV giảm khoảng
72% so với năm trước) năm 2009 DSCV đối với DNNN là 1.128.841 triệu đồng
chiếm một tỷ trọng khá trong DSCV của NH (khoảng 19,65%) nhưng sang đến năm 2011 chỉ chiếm 1,87% tổng DSCV của NH trong năm. Nguyên nhân là do các DNNN đã được cổ phần hóa chuyển sang các hình thức hoạt động khác như
Công ty cổ phần, TNHH Một thành viên…như công ty TNHH Một thành viên Sổ
xố kiến thiết Hậu Giang ( công ty chuyển đổi từ 100% vốn Nhà nước) trong năm
2009, công ty Cổ phần Cấp thoát nước – Công trình đô thị Hậu Giang được cổ
phần 2011. Một nguyên nhân khác là do DNNN có cơ chế quản lý yếu kém kinh
doanh thua lỗ kéo dài nên NH đã hạn chế cho vay đối với các DN thuộc thành phần này nhằm tránh rủi ro.
Nhìn chung DSCV đối với công ty TNHH là khá cao trong tổng DSCV của
NH là do công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến trên địa bàn hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và quy mô ở mức nhỏ va vừa nên dễ
dàng thích ứng, chuyển đổi phương thức kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn. Củ thể, năm 2010 DSCV là 2.583.293 triệu đồng tăng 72,86% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến 43,05% DSCV trong năm, nguyên nhân là năm 2010
sau suy thoái làm nhu cầu vay vốn của công ty TNHH tăng lên để đầu tư phát
triển công nghệ, tung ra sản phẩm mới, các hợp đồng xuất khẩu nông sản, thủy
sản được ký kết nhiều hơn; năm 2011 là năm đầy khó khăn cho các DN khi mà lãi suất tín dụng NH ở mức cao khoảng 20,5% - 22%/năm gây khó khăn trong
tiếp cận vốn của DN, nhiều DN phải tuyên bố phá sản, sản xuất kinh doanh cầm
trừng. Cũng trong tình trạng đó DSCV cho vay đối với các công ty TNHH hoạt động trên một vài lĩnh vực sụt giảm, ngoài ra còn do một số KH vay vốn đã chuyển sang chi nhánh mới thành lập làm DSCV giảm khoảng 18,27% nhưng tỷ
trọng của thành phần kinh tế này tăng lên 47,94% trong tổng DSCV. Cho thấy trong điều kiện khó khăn loại hình DN này được NH đánh giá tốt có khả năng
thích ứng vượt qua khó khăn.
Doanh số cho vay DNTN và cá thể của NH giai đoạn 2009 – 2011 có điểm chung là tăng lên trong năm 2010 và giảm trong năm 2011. Nguyên nhân làm DSCV tăng lên trong năm 2010 là do các chủ DNTN và Cá thể tận dụng sự hỗ
trợ của Chính phủ đã vay vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển mở rộng sản
xuất, các cá thể vay vốn để xây dựng nhà ở nông thôn, nuôi trồng thủy sản, vay tiêu dùng…Sang năm 2011 DSCV của hai thành phần kinh tế này giảm xuống
nguyên nhân là do nền kinh tế gặp khó khăn khả lạm phát ở mức cao, lãi suất cho vay cao trong khi đó phần lớn các DNTN và hộ kinh doanh cá thể thường kinh
doanh nhỏ lẻ, năng lực quản lý thấp nên không thiết lập đuợc các phương án sản
xuất kinh doanh khả thi để thuyết phục NH cho vay vốn, ngoài ra còn do giá trị
tài sản đảm bảo thấp, tính thanh khoản kém.
Ngoài KH thuộc các thành phần kinh tế nêu trên BIDV Hậu Giang còn có các KH thuộc nhóm thành phần khác như các công ty cổ phần, tập thể. Trong đó
các công ty cổ phần là KH lớn và quan trọng của chi nhánh chiếm một tỷ trọng
khá cao trong tổng DSCV vì đây là các DN có hình thức tổ chức, quản lý tốt và
thường hoạt động có hiệu quả hơn các thành phần kinh tế khác. Doanh số cho
vay của hai nhóm thành phần này trong giai đoạn 2009 – 2011 có xu hướng giảm
dần, củ thể năm 2010 giảm 282.238 triệu đồng tương đương với 11,64% DSCV
năm 2009 nguyên nhân là do NH thay đổi chính sách cho vay đối các tập thể đi
vay vốn, xem xét kỹ hơn hồ sơ vay vốn của các tập thể yêu cầu đồng thời có tài sản đảm bảo chắc chắn hoặc được bảo lãnh với phương án sử dụng vốn hiệu quả
năm 2011 DSCV tiếp tục giảm 27,94% tương đương khoảng 599.294 triệu đồng.
Nguyên nhân là NH đã chia sẻ một số KH cho chi nhánh mới thành lập ở Vị
Thanh.
Tóm lại, DSCV của BIDV Hậu Giang chủ yếu tập trung vào hai thành phần
kinh tế lớn đó là công ty TNHH và công ty cổ phần vì đây là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến trên địa bàn và có cơ chế quản lý tốt.