phát triển nhà Hà Nội số 30
Trên cơ sở lý thuyết các nội dung của công tác quản trị nhân sự, tác giả đã phân tích thực tế các công tác này tại công ty hiện nay thông qua việc đánh giá các công việc mà công ty đã thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát đánh giá của nhân viên công ty về các công tác trong quản trị nguồn nhân lực. Phỏng vấn được thực hiện trên tổng cộng 220 nhân viên đang làm việc tại các
phòng ban của công ty. Số phiếu phỏng vấn hợp lệ thu về là 208 phiếu chiếm tỷ lệ 94.54%. Thông tin thu được từ 208 phiếu khảo sát này được sử dụng để tác giả đưa ra các nhận định về các công tác quản trị nhân sự mà công ty đang thực hiện. Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được trong các nghiên cứu thực hành là từ 150-200. Vì thế cỡ mẫu mà tác giả sử dụng đảm bảo được yêu cầu trên.
Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm bậc , do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ hài lòng đối với từng yếu tố và sự hài lòng chung tác giả sử dụng quy ước sau (Nguyễn Đình Thọ & Mai Trang, 2008) - Mean < 3.00 : Mức thấp - Mean = 3,00 – 3,24 : Mức trung bình - Mean = 3,25 – 3,49 : Mức trung bình khá - Mean = 3,50 – 3,74 : Mức khá cao - Mean = 3,75 – 3,99 : Mức cao - Mean > 4,00 : Mức rất cao
Kết quả phân tích số liệu khảo sát được trình bày song song với những phân tích về thực trạng quản trị nhân sự của công ty mà tác giả đã tổng hợp. Thực tế tại Công ty hiện nay, các nội dung của công tác quản trị nhân sự mà Công ty đang thực hiện được bao gồm hoạch định nhân sự, phân tích công việc, tuyển dụng, phân công lao động, đánh giá nhân viên, trả công lao động và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
2.2.1 Tổng quan về nhân sự tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 30 có quy mô lao động tương đối lớn và được bố trí tại nhiều phòng ban, xí nghiệp khác nhau do đó, công tác quản trị nhân sự tại công ty khá phức tạp. Hơn nữa, số lượng nhân sự lại thường xuyên thay đổi và luân chuyển qua các năm làm cho công tác quản trị nhân sự trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Dưới đây là tình hình nhân sự của công ty trong thời gian qua:
2.2.1.1 Diễn biến tình hình nhân sự theo trình độ học vấn
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 1.Trên đại học 2 0,34% 2 0,33% 3 0,46% 3 0,73% 2.Đại học 83 14,04% 92 15,26% 95 14,62% 95 14,62% 3.Cao đẳng 82 13,87% 83 13,76% 85 13,08% 85 13,08% 4.Trung cấp 88 14,89% 89 14,76% 89 13,69% 89 13,69% 5.Lao động phổ thông 336 56,85% 337 55,89% 378 58,15% 378 58,15% Tổng số lao động 591 100,00% 603 100,00% 650 100,00% 650 100,00% Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Căn cứ vào bảng số liệu 2.2 cho thấy diễn biến tình hình nhân sự tại công ty đang có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2011 đến 2014. Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn tại công ty được chia thành 5 nhóm chính bao gồm: trên đại học, đai học, cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông.
Do đặc thù là công ty xây dựng, chuyên thi công các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, nhà ở, văn phòng… nên nhu cầu lao động làm việc trên các công trường là tương đối lớn. Nhân sự được bố trí chủ yếu tại các công trường và do các kỹ sư cùng đội ngũ lao động phổ thông thực hiện thi công. Đội ngũ nhân sự tại công trường cùng đội ngũ kỹ sư có tay nghề và thâm niên công tác tại các công trường. Đây là đối tượng trực tiếp tạo ra sản phẩm và giá trị thương hiệu cho công ty. Do đó, công ty rất chú trọng tới đội ngũ lao động tại đây.
Trong tổng số nhân sự tại công ty thì đội ngũ có trình độ trên đại học chiếm tỷ trọng nhỏ nhất hàng năm. Năm 2011, đội ngũ nhân sự có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0,34% tương đương với 2 người. Năm 2012, số nhân sự tại công ty có trình độ đại học vẫn ở mức 2 người nữa và chiếm tỷ trọng 0,33%. Từ năm 2013, con số này được nâng lên 0,46% và tương đương với 3 người. Nhóm nhân sự có trình độ trên đại học đều thuộc ban lãnh đạo của công ty.
Tỷ trọng cán bộ có trình độ đại học chiếm khoảng 14% đến 15% trong tổng số lao động tại công ty. Năm 2011, số lượng cán bộ có trình độ đại học là 83 người tương đương với tỷ trọng là 14,04%. Năm 2012, số lượng cán bộ có trình độ đại học lại được tăng lên đến 92 người tăng thêm 9 người và năm 2013 lại tăng thêm 3 người nữa. Như vậy, sang tới năm 2013, tổng cán bộ nhân viên có trình độ đại học là 95 người.
Lực lượng lao động đông đảo nhất của công ty là các lao động phổ thông. Các lao động phổ thông chiếm từ 55% đến gần 60% qua các năm. Lực lượng lao động này chủ yếu là các công nhân làm việc tại các công trường và một số lao động thuộc đội ngũ bảo vệ của công ty. Đây cũng chính là các lao động trực tiếp làm ra sản phẩm cho công ty, do đó cần phải chú trọng tới công tác quản trị nhân sự cho đội ngũ lao động này nhằm mang lại hiệu quả làm việc tốt nhất và kết quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Năm 2011, tổng số lao động phổ thông của công ty ở mức 336 người, chiếm tỷ trọng 56,85%. Sang tới năm 2011 lao động phổ thông tăng thêm 1 người và ở mức 337 người, chiếm tỷ trọng 55,89%. Từ năm 2013, do nhu cầu về công nhân kỹ thuật tại công trường tăng nên số lao động cũng tăng lên khá mạnh ở mức 378 lao động và đạt mức 58,15%.
Thông qua việc đánh giá đội ngũ nhân sự tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội số 30 cho thấy tình hình nhân sự tại công ty đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Số lượng cán bộ có trình độ trên đại học có 3 người trong tổng số 650 người vào thời điểm cuối năm 2014.
Lực lượng lao động phổ thông là lực lượng có tỷ trọng lớn nhất tại công ty. Mặc dù trình độ của các đối tượng này còn thấp nhưng lại là đội ngũ trực tiếp làm ra sản phẩm cho công ty. Do đó, cần phải quan tâm đến công tác phát triển cho đội ngũ này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong giai đoạn hiện nay.
Với quy mô của công ty như hiện nay thì đội ngũ nhân sự của công ty là khá đông đảo. Tuy nhiên, tỷ trọng cán bộ có trình độ trên đại học vẫn còn thấp. Cần tiếp tục nâng cao nâng cao trình độ để tiếp tục nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty.
2.2.1.2 Diễn biến tình hình nhân sự theo phòng bana
Bảng 2.3: Tình hình nhân sự bố trí tại các phòng ban
Trình độ Cao học Đại học Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông Tổng 1.Ban lãnh đạo 3 3 6 2.Phòng hành chính tổng hợp 4 5 7 16 3.Phòng kế toán – tài chính 9 8 3 20 4.Phòng thiết kế 13 8 21 5.Phòng xây dựng kế hoạch 5 3 2 10 6.Phòng đấu thầu 11 5 16 7.Phòng kỹ thuật 21 15 7 43 8.Phòng đầu tư 7 12 3 22 9.Phòng quản lý chất lượng 4 2 6 12
10.Phòng kiểm soát sửa chữa 3 3 3 14 23
11.Phòng bảo vệ 2 18 20
12. Lãnh đạo các nhà máy,
phân xưởng 13 6 15 34
13. Nhân viên phân xưởng,
nhà máy 13 36 346 395
14. Sàn giao dịch BĐS 2 5 5 12
3 95 85 89 378 650
Tổng 3 95 85 89 378 650
Nguồn Phòng hành chính tổng hợp
Tổng số nhân sự tại công ty được chia thành 11 phòng ban và các phân xưởng, tổ đội bao gồm: ban lãnh đạo, phòng hành chính tổng hợp, phòng kế toán tài chính, phòng thiết kế, phòng xây dựng kế hoạch, phòng đấu thầu, phòng kỹ thuật, phòng đầu tư, phòng quản lý chất lượng, phòng kiểm soát sửa chữa, phòng bảo vệ, tổ đội thi công, nhà máy bê tông, xí nghiệp quản lý chung cư, sàn giao dịch BĐS. Ban lãnh đạo công ty bao gồm 6 người. Tất cả các lãnh đạo của công ty đều có trình độ đại học và sau đại học. Đây là những vị trí chủ đạo nhất của công ty bao gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc của công ty. Tại các phòng ban đều có các trưởng phòng và phó phòng. Các trưởng phòng và phó phòng đều có trình độ đại học.
a, Phòng hành chính tổng hợp
Phòng hành chính tổng hợp của công ty có vai trò tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động của công ty, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức
khỏe cho người lao động. Đồng thời, kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế công ty và làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của Tổng giám đốc. Số lượng nhân viên tại phòng hành chính là 16 người bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 14 nhân viên. Tất cả các nhân viên làm việc tại phòng hành chính đều có trình độ đại học và cao đẳng, có 4 người có trình độ đại học và 5 người có trình độ cao đẳng và 7 người có trình độ trung cấp.Tuy nhiên, với quy mô của công ty như hiện nay thì số lượng nhân sự làm việc tại phòng hành chính tổng hợp như vậy là khá nhiều. Trên thực tế, nhiều khi trong quá trình tuyển dụng nhân sự còn ưu tiên con em và người quen. Khi bố trí công việc cho các đối tượng này thường xếp vào phòng hành chính tổng hợp. Do đó, dẫn tới một số vị trí không cần thiết mà vẫn được hưởng lương. Do đó, cần kiểm soát chặt chẽ công tác tuyển dụng đầu vào và bố trí nhân sự của công ty tránh những vị trí không cần thiết mà vẫn được hưởng lương ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
b, Phòng kế toán
Phòng kế toán của công ty bao gồm 20 nhân viên kế toán bao gồm trình độ đại học 9 người, cao đẳng 8 người và trung cấp chiếm 3 người. Nhiệm vụ của phòng kế toán là: trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê công tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng công ty, thực hiện các chế độ thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho các cán bộ công nhân viên của công ty. Đồng thời lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định của Nhà nước, xây dựng các văn bản có liên quan tới công tác tài chính, kế toán và quản lý chi tiêu theo sự điều hành của ban lãnh đạo công ty. Trong tổng số 20 nhân viên thì bao gồm 1 trưởng phòng kế toán làm kế toán trưởng và 3 phó phòng. Tất cả các nhân viên trong phòng đều chịu sự điều hành trực tiếp và quản lý từ phía trưởng phòng và các phó phòng. Theo nhận định của trưởng phòng kế toán số lượng nhân viên kế toán như vậy vẫn còn khá nhiều, một số nhân viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là một trong những hạn chế khá lớn trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự của công ty.
c, Phòng thiết kế
Phòng thiết kế có nhiệm vụ kiểm định bản vẽ, thiết kế của dự án mà chủ đầu tư chào thầu, xây dựng phương án thiết kế, thi công trong hồ sơ thầu của các dự án Công ty tham gia đấu thấu.Tư vấn, kết hợp với Phòng kỹ thuật trong quá trình thi công hoàn thiện dự án. Lên phương án xây dựng, thiết kế thi công các công trình mà công ty làm chủ đầu tư. Số lao động trong phòng thiết kế bao gồm 21 người, trong đó có 01
Trưởng phòng, 01 Phó phòng và các kỹ sư, kiến trúc sư. Trong quá trình làm việc hiện nay, có thể thấy rằng số lượng kỹ sư của Phòng thiết kế là đảm bảo cho các nhiệm vụ của phòng. Tuy nhiên nếu trong giai đoạn Công ty tham gia thi công nhiều dự án, hoặc tham gia đấu thầu thì áp lực công việc của Phòng thiết kế là rất lớn, khi cần phải duy trì số lượng kỹ sư tại công trường và cũng phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ trong công tác làm hồ sơ thầu. Trong những giai đoạn như vậy, các nhân viên của phòng thường xuyên phải làm việc không kể ngày đêm, ngày nghỉ, nhưng các chế độ trong thời gian làm thêm của các nhân viên vẫn còn hạn chế.
d, Phòng xây dựng kế hoạch
Phòng xây dựng kế hoạch hiện nay có số lượng cán bộ công nhân viên là 10 người, gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 08 nhân viên. Trình độ chuyên môn có 05 người là trình độ Đại học, 03 người trình độ cao đẳng và 02 người trình độ trung cấp. Nhiệm vụ của phòng xây dựng kế hoạch hiện nay chủ yếu là lên phương án thực hiện các kế hoạch về nhân sự, kế hoạch hoạt động của công ty. Trong đó tập trung nhiều vào hoạt động lên kế hoạch hoạt động của công ty gồm các công việc thực hiện các báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, phương án thực hiện các dự án, các đơn hàng của công ty, kế hoạch nhập vật tư, vật liệu, trình ban lãnh đạo công ty để xin ý kiến sửa đổi trước khi hoàn thiện thành bản kế hoạch hoàn chỉnh chuyển tới các bộ phận. Phòng xây dựng kế hoạch còn làm nhiệm vụ kết hợp với Trung tâm vật liệu xây dựng trong việc trực tiếp nhập vật tư thi công cho các dự án, công trình, cụ thể là trong biên chế của phòng, có 04 nhân viên sẽ chịu trách nhiệm này. Bên cạnh việc nhập vật tư, phòng còn có trách nhiệm đảm bảo các giấy tờ chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ hoàn công. Có thể thấy công việc của phòng xây dựng kế hoạch hiện nay là khá nhiều đối với một đội ngũ nhân viên không quá đông, trong khi phải kiêm nhiệm nhiều công việc.
e, Phòng đấu thầu
Phòng đấu thầu là một trong những phòng ban quan trọng của công ty, có vai trò chính trong việc thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ dự thầu các dự án mà công ty tham gia đấu thầu. Đây là công việc quan trọng trong bất cứ công ty nào trong ngành xây dựng. Phòng đấu thầu có 16 nhân viên gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và 13 nhân viên. Trình độ gồm 11 người có trình độ đại học, 05 người có trình độ cao đẳng. Có thể thấy với yêu cầu công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao, áp lực lớn, đòi hỏi nhân viên của phòng phải có trình độ và kinh nghiệm trong việc thực hiện các hồ sơ dự thầu. Đội ngũ nhân viên của phòng có tỷ lệ lớn là trình độ đại học đã cho thấy sự bố trí
khá hợp lý của công ty về nhân sự của phòng. Một yêu cầu khác của phòng đấu thầu là khả năng nắm bắt về giá cả vật tư, vật liệu nhân công trên thị trường, giá chào thầu đòi phải phải sát, chính xác với khối lượng, chủng loại vật tư vật liệu mà chủ đầu tư chào