6. Kết cấu của luận văn:
2.2.2. Phỏng vấn sâu nghiên cứu định tính
Mục đích: Phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu nhằm hai mục đích. Thứ nhất để kiểm tra, sàng lọc lại các thông tin, thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Thứ hai nhằm củng cố cho việc phân tích định hướng chiến lược Marketing hỗn hợp dịch vụ viễn thông di động tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng
Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu, gồm 3 nhóm đối tượng chính
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông (Cán bộ thuộc sở thông tin truyền thông Thành phố Đà Nẵng)
- Các lãnh đạo của Chi nhánh Viettel Đà Nẵng, phỏng vấn 1 Phó giám đốc kinh doanh, 1 PGĐ kỹ thuật
Các nội dung trao đổi trong quá trình phỏng vấn
Để đảm bảo mục đích phỏng vấn, tác giả gặp và tiến hành phỏng vấn trao đổi với từng đối tượng tham gia phỏng vấn, tại phòng làm việc của đối tượng thạm gia phỏng vấn, các cuộc phỏng vấn gồm những nội dung tuần tự như sau:
- Giới thiệu về nghiên cứu
- Đánh giá những mặt được trong hoạt động xây dựng và phát triển thị trường, những băn khoăncủa lãnh đạo Chi nhánh.
37
- Xu thế của dịch vụ di động trong 5 năm tới
- Cơ quan nhà nước có chính sách gì trong định hướng ngành công nghệ thông tin – viễn thông nói chung và doanh nghiệp viễn thông di động nói riêng. 2.2.3. Phương pháp quan sát thực tế:
Do được làm việc tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng nên tác giả có điều kiện để quan sát các hoạt động triển khai các hoạt động marketing mix tại Chi nhánh, có cơ hội tiếp xúc thực tế với cách thức triển khai, nắm được các chương trình triển khai marketing, phần nào đánh giá được hiệu quả sơ bộ mang lại từ các chương trình. Thông qua đó đưa ra những đánh giá khách quan, chủ quan của mình. Phương pháp quan sát thực tế cũng yêu cầu vận dụng linh hoạt các kiến thức đã được học, khả năng nắm bắt vấn đề thực tế và óc quan sát nhạy bén để rút ra những đánh giá bản thân về thực trạng, hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Viettel Đà Nẵng.
2.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng, thông qua tài liệu, tổng hợp thông tin từ các nghiên cứu đi trước.
Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu thứ cấp, kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu, cũng được sử dụng để phân tích hiện trạng hoạt động Marketing Mix của dịch vụ viễn thông di động tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng. Các dữ liệu chủ yếu là thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh, bao cáo của các phòng ban chức năng thuộc Chi nhánh Viettel Đà Nẵng, các báo cáo của doanh nghiệp viễn thông di động cho Bộ thông tin và Truyền thông. Sử dụng phương pháp SWOT, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đe dọa để tìm phương hướng cho dịch vụ di động tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.3.1. Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu
- Xác định vấn đề nghiên cứu là : Xây dựng hoàn thiện chiến lược Marketing của dịch vụ viễn thông di động tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng
38 - Hình thành mục tiêu nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược Marketing Mix trong các doanh nghiệp.
+ Phân tích thực trạng chiến lược Marketing Mix của dịch vụ viễn thông di động tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng
+ Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing Mix trong giai đoạn 2015-2020.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các quy định, quy trình, các văn bản hướng dẫn, các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu qua các thời kỳ. Trên cơ sở đó xem xét, phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Từ đó, nhận diện các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu và đề ra các biện pháp giải quyết các vấn đề đó.
2.3.2. Xây dựng khung lý thuyết:
Để xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận văn, tác giả đã tham khảo một số tài liệu nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ có thể ứng dụng trong một số điều kiện cụ thể, vì ở các vùng, miền khác nhau, tổ chức, ngành nghề khác nhau có đời sống, kinh tế, văn hóa và đặc điểm cũng khác nhau. Do đó, một số yếu tố có thể đúng trong điều kiện của vùng, miền này hay tổ chức này nhưng lại chưa đúng ở vùng, miền khác hay tổ chức khác. Do vậy, dựa vào các lý thuyết đã nghiên cứu trước đây, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết phù hợp để nghiên cứu và phân tích các hoạt động chiến lược đã được triển khai tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng Cơ sở lý thuyết được xây dựng bằng phương pháp thu thập tài liệu, có sự phân tích so sánh và tổng hợp giữa các quan điểm lý luận trong các tài liệu giáo trình chính thống và các tài liệu nghiên cứu trước đây.
2.3.3 Phân tích thông tin và đưa ra các vấn đề tồn tại - Lựa chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê. - Lựa chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê.
- Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố (độc lập, phụ thuộc, ảnh hưởng …) - Đưa ra các vấn đề tồn tại của công tác Marketing Mix tại chi nhánh Viettel Đà Nẵng.
39
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH VIETTEL ĐÀ NẴNG
3.1. Tổng quan về Chi nhánh Viettel Đà Nẵng 3.1.1. Sự ra đời 3.1.1. Sự ra đời
Chi nhánh Viettel Đà Nẵng trực thuộc Tập Đoàn Viễn thông Quân đội (tên viết tắt là: Viettel),
Sơ lược về Tập đoàn Viễn thông Quân đội: Tiền thân là Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tổng Công ty được ra đời với nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc nhằm củng cố quốc phòng – an ninh và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước với nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được triển khai trên toàn quốc và vươn ra cả thị trường quốc tế.
- Ngày 01 tháng 06 năm 1989: Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 58/HĐBT quyết định thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin, trực thuộc BTL Thông tin liên lạc - BQP (tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel). Ngành nghề kinh doanh: Xuất nhập khẩu sản phẩm điện tử thông tin, xây lắp các công trình thiết bị thông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp ráp các thiết bị điện, điện tử.
- Ngày 27 tháng 7 năm 1993: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 336/QĐ-QP về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Công ty điện tử và thiết bị thông tin với tên giao dịch Quốc tế là SIGELCO, thuộc Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc - BQP.
- Ngày 14 tháng 7 năm 1995: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 615/QĐ-QP quyết định đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội với tên giao dịch quốc tế là VIETEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP. Được bổ sung ngành nghề kinh doanh, được
40
phép cung cấp các dịch vụ BCVT, trở thành nhà khai thác dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
- Ngày 19 tháng 4 năm 1996: Sát nhập 3 đơn vị là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 1, Công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 2 thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL) trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP. Ngành nghề kinh doanh chính là: Cung cấp các dịch vụ BCVT trong nước và quốc tế, sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện, điện tử thông tin, ăng ten thu phát viba số, xây lắp các công trình thiết bị thông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế; khảo sát thiết kế lập dự án công trình BCVT, xuất nhập khẩu công trình thiết bị điện tử viễn thông.
- Ngày 28 tháng 10 năm 2003: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP.
- Ngày 06 tháng 04 năm 2005: Theo quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, Công ty viễn thông Quân đội được đổi tên thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL. Ngành nghề kinh doanh là: cung cấp các dịch vụ BCVT trong nước, Quốc tế; phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực Điện tử viễn thông, CNTT, Internet; sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện, ĐTVT, CNTT và thiết bị thu phát vô tuyến điện; khảo sát và lập dự án công trình BCVT, CNTT, xây lắp các công trình thiết bị thông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng địa ốc, khách sạn, du lịch; XNK công trình thiết bị toàn bộ về điện tử thông tin và các sản phẩm điện tử, CNTT.
- Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 2079/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL GROUP, viết tắt là VIETTEL. Đây là mốc son khẳng định vị thế, vai trò của Tập đoàn trong lĩnh vực viễn thông, trong
41
khi một lĩnh vực viễn thông mà có 2 Tập đoàn kinh tế và Viettel là Tập đoàn viễn thông đi sau đến 10 năm.
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp có thị phần lớn nhất tại Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã quyết định thành lập các Chi nhánh Viễn thông ở các tỉnh và thành phố. Ngày 15/10/2001 Chi nhánh Viettel Đà Nẵng được thành lập, với nhiệm vụ ban đầu là tổ chức kinh doanh dịch vụ đường dài VoiIP 178
Năm 2004 dịch vụ di động ra đời tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng, toàn chi nhánh dốc nguồn lực phát triển hạ tầng mạng lưới, xây dựng nguồn lực kinh doanh dịch vụ di động.
Tháng 12 năm 2009 cung cấp dịch vụ internet không dây Dcom – 3G. Kể từ ngày thành lập tính đến nay đã là gần 15 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Viettel Đà Nẵng cũng đã đạt được những thành tựu khả to lớn về quy mô cũng như chất lượng chiều sâu. Đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách nhà nước hàng năm.
Có trụ sở chính tại 95 Hùng Vương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng với 7 trung tâm quận huyện, phân theo đơn vị hành chính. Với số lượng hạ tầng mạng lưới nhà trạm phát sóng lớn nhất, đang dẫn đầu so với các nhà cung cấp khác tại Đà Nẵng là 350 trạm (lúy kế tính đến hết tháng 12 năm 2014) phủ trên toàn thành phố, tự hào là nhà cung cấp có hệ thống mạng lưới 2G cũng như 3G phủ rộng nhất trên địa bàn thành phố.
Triết lý thương hiệu, triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh.
- Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.
42
- Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.
Triết lý thương hiệu :
Tầm nhìn thương hiệu định ra một hướng đi chung cho các hoạt động của Viettel, được cô đọng từ việc tổng hợp cơ sở mong muốn của khách hàng và sự đáp ứng của Viettel, kết hợp giữa văn hoá Phương Đông và Phương Tây.
- INNOVATOR: (Phương Tây)
+ Tiên phong, sáng tạo.
+ Liên tục đổi mới, cải cách.
+ Làm việc và tư duy logic có hệ thống.
+ Cá thể hoá.
- CARING: (Phương Đông)
+ Luôn lắng nghe, quan tâm, chăm sóc.
+ Tư duy trực quan sinh động.
+ Cơ chế cân bằng, ổn định.
+ Tình cảm, có trách nhiệm xã hội, tham gia các hoạt động nhân đạo.
Xuất phát từ những thể hiện qua tấm bưu thiếp, ý tưởng thương hiệu được cô đọng qua câu khẩu hiệu (slogan) sau đây:
Slogan ‘Say it your way’ ‘Hãy nói theo cách của bạn’
- Ý nghĩa câu khẩu hiệu: ‘Hãy nói theo cách của bạn’ thể hiện rõ trên 2 vế:
+ Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng của Viettel đối với khách hàng và các thành viên.
43
+ Bên cạnh đó là sự khuyến khích phản hồi, đóng góp, xây dựng và sáng tạo của mọi người (khách hàng và các thành viên Viettel) nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Logo
- Ý nghĩa của logo
+ Ý tưởng cội nguồn: Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng
hai dấu nháy đơn. Hình tượng này muốn nói với mọi người rằng, Viettel luôn luôn biết lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của Tổng Công ty, khách hàng và đối tác. Đây cũng chính là nội dung của câu khẩu hiệu của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn (Say it
your way).
+ Hình dáng: Nhìn logo Viettel, ta thấy có sự chuyển động liên tục, xoay vần
vì hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể
hiện tính logic, luôn luôn sáng tạo, liên tục đổi mới.
Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong Tổng Công ty.
Với triết lý kinh doanh là nhà sáng tạo và quan tâm đến khách hàng, triết lý này được thể hiện trên logo là con người đóng vai trò trung tâm.
+ Màu sắc: Ba màu của logo là: xanh, vàng đất và trắng:
Màu xanh thiên thanh biểu hiện cho màu của trời, màu của khát vọng vươn lên, màu của không gian sáng tạo.
Màu vàng đất biểu thị cho đất, màu của sự đầm ấm, gần gũi, đôn hậu, đón nhận.
Màu trắng là nền của chữ Viettel, thể hiện sự chân thành, thẳng thắn, nhân từ.
44
Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người ”Thiên thời – Địa lợi –
Nhân hoà” theo những quan điểm của triết học và cũng gắn liền với lịch sử, định
hướng của Tổng Công ty thể hiện cho sự phát triển vững bền của thương hiệu Viettel.
Gịá trị cốt lõi của Viettel.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI VĂN HÓA VIETTEL 8 giá trị cốt lõi
1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý. 2. Trưởng thành qua những thách thức & thất bại 3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. 4. Sáng tạo là sức sống.
5. Tư duy hệ thống. 6. Kết hợp Đông Tây.
7. Truyền thống & cách làm người lính. 8. Viettel là ngôi nhà chung.
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực
3.1.2.1. Nguồn nhân lực :
Toàn Chi nhánh có 233 người (tính đến cuối tháng 12 năm 2014), bộ máy được tổ chức theo mô hình : (phụ lục 01), lực lượng gồm :
- Ban Giám đốc Chi nhánh : Giám đốc, 1 PGĐ Kỹ thuật, 1 PGĐ Kinh doanh, 1 PGĐ Cố định băng rộng, 1 PGĐ Giải pháp công nghệ thông tin.
- Phòng ban gồm 9 phòng : Phòng Tổng hợp, Phòng Tổng hợp hành chính, Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính, Phòng Chăm sóc khách hàng và bảo hành, Phòng Đầu tư xây dựng, Phòng Kinh doanh dịch vụ di động, Phòng Kinh doanh dịch vụ Cố định băng thông rộng, Phòng Kinh doanh dịch vụ giải pháp Công nghệ thông tin, Phòng Kỹ thuật.