Tạo động lực thông qua quá trình đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện tỉnh Lạng Sơn (Trang 76)

Hiện nay ở BĐT chƣa có một hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách chính thức mà chỉ khi nào cần thiết mới thực hiện và trƣởng phòng là ngƣời đánh giá trực tiếp.

Qua quá trình khảo sát đánh giá của cán bộ, công nhân viên tại BĐT tác giả thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

68

Bảng 3.6: Đánh giá về quá trình đánh giá thực hiện công việc của CB, CNV

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Mức độ Tổng Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng 1 phần Chƣa có ý kiến ràng Hài lòng 1 phần Hoàn toàn hài lòng

1.Hài lòng về tiêu chí đánh giá thực hiện công việc

0 24 19 50 7 100

2. Ngƣời đánh giá có đảm bảo công bằng

12 57 10 23 0 100

3. Phƣơng pháp đánh giá 11 15 33 23 17 100

4. Chu kỳ đánh giá thực hiện công việc

21 37 24 12 6 100

5. Mục tiêu đánh giá 7 37 45 25 6 100

Nguồn: tác giả, khảo sát tại BĐT tháng 4 năm 2014

Theo kết quả điều tra bảng hỏi có tới 50% cán bộ công nhân viên hài lòng với các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc của BĐT. Điều này cho thấy các tiêu chí ĐGTHCV tại BĐT khá đầy đủ và rõ ràng tuy nhiên vẫn còn 24% cán bộ cảm thấy chƣa thỏa đáng về các tiêu chi này, họ cho rằng các tiêu chí đánh giá này chƣa thu hút đƣợc họ vào việc xây dựng các tiêu chuẩn. Việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc ở BĐT chủ yếu do phòng tổ chức hành chính làm và phổ biến tới các cán bộ để thực hiện. Điều này sẽ tác động không tốt đến kết quả

69

cũng nhƣ hiệu quả của ĐGTHCV vì hệ thống đánh giá có thể sẽ không nhận đƣợc sự ủng hộ và sự tự nguyện thực hiện các tiêu chuẩn của CB, CNV.

Tìm hiểu về một số khía cạnh khác của ĐGTHCV, tác giả thu đƣợc một số kết quả sau:

Người đánh giá có đảm bảo sự công bằng trong ĐGTHCV: Không có 1 CB

CNV nào lựa chọn là hoàn toàn hài lòng, chỉ có 23 % CBCNV đƣợc hỏi cho rằng hài lòng với việc lựa chọn ngƣời đánh giá nhƣ hiện nay ở BĐT sẽ đảm bảo đƣợc sự công bằng. Tuy nhiên có đến 69% CBCNV lựa chọn mức độ 1 và 2. Đây là một kết quả tƣơng đối cao.

Biểu đồ 3.13: Sự hài lòng về ngƣời đánh giá đảm bảo tính công bằng

(Nguồn số liệu: Tác giả)

Từ kết quả trên cho thấy đa số cán bộ công nhân viên khi đƣợc hỏi cho rằng ngƣời đƣợc lựa chọn đánh giá chƣa đảm bảo tính công bằng trong việc ĐGTHCV. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi việc chỉ lựa chọn trƣởng phòng là ngƣời đánh giá trực tiếp mà không có sự tham gia của cán bộ vào quá trình đánh giá sẽ gây cho ngƣời ta cảm giác nghi ngờ vào kết quả đánh giá. Họ cho rằng kết quả đó mang tính chủ quan và không thuyết phục. Đây cũng là một hạn chế mà BĐT cần khắc phục để công tác ĐGTHCV thực sự tạo đƣợc động lực cho ngƣời lao động.

12 57 10 23 0 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5

70

Phương pháp đánh giá: Khi đƣợc cấp trên yêu cầu, ngƣời quản lý trực

tiếp(cụ thể là các trƣởng phòng) sẽ dựa vào phiếu đánh giá (phụ lục 02) để đánh giá sự thực hiện của cán bộ, căn cứ vào tiêu chí đánh giá, ngƣời đánh giá sẽ so sánh với quá trình thực hiện công việc của CBCNV và tiến hành cho điểm với từng tiêu chí. Tổng điểm của các tiêu chí sẽ là cơ sở để cho điểm. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là việc đánh giá đƣợc sử dụng đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên phƣơng pháp này có làm hài lòng các cán bộ công nhân viên BĐT hay không, qua khảo sát tác giả thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Biểu đồ 3.14: Sự hài lòng về phƣơng pháp đánh giá

(Nguồn số liệu: Tác giả)

Từ kết quả trên cho thấy, 33% cán bộ công nhân viên không có ý kiến rõ ràng về phƣơng pháp đánh giá của BĐT. Phỏng vấn chị Hà Thị Lan Anh, phòng KTTKTC cho biết: “Đối với tiêu chuẩn khối lượng công việc hoàn thành, người đánh giá có thể không biết như nào là hoàn thành tốt, như nào là hoàn thành kém và như vậy khi đánh giá mắc phải các lỗi là điều không thể tránh khỏi”. Nhƣ vậy,

qua tìm hiểu điều tra, tác giả đƣa ra một số nguyên nhân dẫn tới việc cán bộ công nhân viên chƣa hài lòng với phƣơng pháp đánh giá tại BĐT là:

11 15 33 24 17 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5

71

- Phiếu đánh giá chƣa thực sự dễ hiểu và đầy đủ. - Chuẩn mực cho các tiêu chí chƣa rõ ràng.

- Khi sử dụng phiếu đánh giá này ngƣời đánh giá có thể sẽ mắc phải những lỗi nhƣ chủ quan hay thiên vị.

Chu kỳ đánh giá thực hiện công việc: Ở BĐT Lạng Sơn, chu kỳ đánh giá

thực hiện công việc không theo 1 chu kỳ cụ thể mà lúc cần mới tiến hành đánh giá. Cụ thể BĐT tổ chức đánh giá trong các trƣờng hợp sau:

- Khi ban giám đốc yêu cầu đánh giá thực hiện công việc của một phòng hay một cá nhân nào đó.

- Khi BĐT cần ra quyết định tăng, giảm lƣơng, thƣởng hay kỷ luật đối với ngƣời lao động.

- BĐT chuẩn bị tuyển dụng nhân sự hoặc tổ chức các lớp đào tạo cho ngƣời lao động

Có thể thấy chu kỳ đánh giá thực hiện công việc của BĐT là không hợp lý và qua điều tra bảng hỏi tác giả cũng nhân đƣợc sự đồng tình của đa số cán bộ công nhân viên.

Biểu đồ 3.15: Mức độ hài lòng về chu kỳ ĐGTHCV của CB, CNV

(Nguồn số liệu: Tác giả)

21 37 24 12 6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5

72

Chỉ có 18% CBCNV hài lòng với chu kỳ đánh giá thực hiện công việc của BĐT, 24% là không có ý kiến rõ ràng, còn lại tới 58% ngƣời lao động tỏ ra không hài lòng với chu kỳ đánh giá này. Kết quả thu đƣợc đã thể hiện rõ sự yếu kém trong việc xây dựng và xác định chu kỳ đánh giá của BĐT.

Nguyên nhân khiến đại đa số CBCNV không hài lòng về chu kỳ đánh giá của BĐT là:

- Việc chỉ đánh giá những lúc cần thiết sẽ đƣa cán bộ công nhân viên cũng nhƣ nhà quản lý vào thế bị động.

- Ngƣời lao động sẽ không biết mình có bị đánh giá hay không, điều này sẽ gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho ngƣời bị đánh giá.

- Việc đánh giá bất ngờ sẽ khiến công tác chuẩn bị gặp khó khăn và làm cho việc đánh giá không phát huy đƣợc hết vai trò cũng nhƣ tác dụng của nó.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện tỉnh Lạng Sơn (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)