Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện tỉnh Lạng Sơn (Trang 99)

Vai trò của đánh giá thực hiện công việc đối với hoạt động quản trị nhân lực và đối với sự phát triển và tồn tại của BĐT ngày càng trở nên quan trọng. Quy trình đánh giá đƣợc thực hiện theo các bƣớc: xây dựng mục tiêu đánh giá, theo dõi từng giai đoạn công việc, đánh giá và điều chỉnh (bao gồm cả thƣởng, phạt và kế hoạch đào tạo, huấn luyện lại). Trong quy trình này, vai trò của bộ phận nhân sự là lập biểu mẫu đánh giá và xây dựng năng lực đánh giá cho cán bộ quản lý trực tiếp.

Để xây dựng một hệ thống đánh giá thực hiện công việc hiệu quả, ngƣời đánh giá cần phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống các yếu tố của nó, nghiên cứu phƣơng pháp tiến hành và các bƣớc của hệ thống, thảo luận dân chủ, đánh giá công bằng, minh bạch, tạo động lực cho cán bộ, nhân viên làm việc. Từ đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc. Đánh giá sự thực hiện công việc của cán bộ, công nhân viên về mức độ hoàn thành công việc ta có thể lập mẫu đánh giá nhƣ sau:

91

Bảng 3.8: Mô tả, đánh giá công việc

ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC ĐƢỢC GIAO ĐIỂM TỐI ĐA Mô tả

Kết quả công việc 25

Khối lƣợng công việc 15

Chất lƣợng công việc 15 Tiến độ 15 Nắm vững chuyên môn 10 Trách nhiệm, tận tụy 10 Làm việc nhóm 10 TỔNG ĐIỂM 100 Nguồn: Tác giả

Sau đó, riêng mỗi phần nhỏ nhƣ kết quả thực hiện công việc lại có bảng đánh giá thực hiện công việc khác nhau. Ngƣời đánh giá sẽ đánh giá sự thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên thông qua các bảng đánh giá đó một cách chính xác và trung thực và tổng hợp kết quả đƣa ra ý kiến nhận xét của cá nhân sau đó thảo luận với lãnh đạo cấp trên trực tiếp của cán bộ, nhân viên về sự đóng góp cũng nhƣ kết quả thực hiện công việc của họ. Việc đánh giá này có tác dụng tạo động lực cho cán bộ, nhân viên và làm cơ sở thƣởng và thăng chức cho họ.

Ngƣời đánh giá thực hiện công việc cần đƣa ra các quyết định đúng đắn giúp ngƣời lãnh đạo trong việc giám sát và quản lý công việc của cán bộ, nhân viên. Đồng thời kích thích cán bộ, nhân viên gắn bó với công việc, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác và sự phát triển BĐT.

Hoàn thiện tốt công tác đánh giá thực hiện công việc bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức công việc chính xác đúng khoa học, các thông tin dùng đánh giá phải chính xác. Thông qua đánh giá thực hiện công việc có sự trao đổi giữa nhân viên và lãnh đạo. CB,CNV chịu trách nhiệm thực hiện công việc của mình, khi họ nhận đƣợc một công việc đƣợc giao họ cần biết công việc ấy sẽ làm nhƣ thế nào với những tiêu chuẩn nào thì đƣợc coi là đã hoàn thành công việc và với mức độ nào thì đƣợc coi là hoàn thành xuất sắc công việc đƣợc giao. Điều này Ban Giám đốc phải thông báo một cách cụ thể, rõ ràng đến cán bộ, nhân viên trong toàn BĐT.

92

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện tỉnh Lạng Sơn (Trang 99)