Các nhân tố thuộc về bản thân ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện tỉnh Lạng Sơn (Trang 32)

- Hệ thống nhu cầu của con ngƣời:

Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con ngƣời cảm thấy thiếu thốn không thoả mãn về một cái gì đó và mong đƣợc đáp ứng nó. Nói chung, nhu cầu của con ngƣời luôn thay đổi theo thời gian, không những thế nó còn đa dạng phong phú, trong cùng một con ngƣời tồn tại rất nhiều nhu cầu, lúc này nhu cầu này là quan trọng nhất, nhƣng lúc khác thì nhu cầu khác lại cần đƣợc thoả mãn. Sự tồn tại và phát triển của con ngƣời đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định. Chính những điều kiện đó là những nhu cầu thiết yếu để con ngƣời tồn tại và phát triển đƣợc. Mỗi một ngƣời luôn mong muốn đạt tới sự cân bằng, hoàn thiện. Tuy nhiên lại luôn rơi vào trạng thái mất cân bằng không hoàn thiện. Trạng thái này khi thì biểu hiện là sự thiếu hụt, lúc lại biểu hiện sự dƣ thừa về một cái gì đó ở mỗi ngƣời.

Vì thế mà những nỗ lực tạo ra cho ngƣời lao động bằng một hình thức duy nhất có thể không có hiệu quả cho nên phải sử dụng những cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu của ngƣời lao động. Nhu cầu, động cơ và hành vi có mối liên hệ với nhau. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy của hành động và động cơ là kênh chuyển tải, thông qua đó mỗi ngƣời cho rằng nhu cầu có thể thoả mãn một cách tốt nhất và do đó nó phản ánh các lựa chọn hành vi cá nhân. Mặc dầu vậy, sự thoả mãn các nhu cầu của con ngƣời dù ít cũng sẽ là động cơ thúc đẩy ngƣời lao động chăm chỉ, hăng say và sáng tạo cho nên nhà quản lý cần phải quan tâm đến nhân viên của mình để có thể hiểu đƣợc phần nào nhu câù của họ để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn và đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.

- Quan điểm, thái độ trƣớc một sự vật, sự kiện nào đó: đó là cách nhìn nhận của cá nhân với công việc mà họ đang thực hiện. Đứng trƣớc một sự kiện, sự vật nào đó mỗi con ngƣời thƣờng có các quan điểm, cách đánh giá chủ quan khác nhau, quan điểm đúng sai, thái độ tích cực hay tiêu cực, vui vẻ hay chán nản cũng dẫn đến mức độ tạo động lực khác nhau.

- Đặc điểm tính cách cá nhân: Mỗi ngƣời có tính cách khác nhau, nhanh nhẹn hoạt bát chậm chạp hay trầm tính…Vì thế việc tạo động lực cho các cá nhân khác nhau cũng khác nhau.

24

- Khả năng, năng lực của từng ngƣời: Khả năng giải quyết công việc, kiến thức chuyên môn. Mỗi ngƣời có khả năng khác nhau, năng lực làm việc khác nhau…

Không phải ngƣời nào cũng có khả năng tự nhận thức đúng đắn về khả năng của họ, có thể họ đánh giá quá cao bản thân, có khi họ lại tự ti không nhận thức đúng đắn về những giá trị hiện có, trong cả hai trƣờng hợp trên đều cần phải có sự tác động của nhà quản trị để giúp ngƣời lao động có thể nhận biết đúng đắn về bản thân họ. Từ đó bố trí lao động phù hợp với khả năng, năng lực sở trƣờng của từng ngƣời. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải đảm bảo luôn có những cá nhân có đủ năng lực đảm nhiệm những công việc cụ thể, tại những vị trí cần thiết, vào những thời điểm thích hợp để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện tỉnh Lạng Sơn (Trang 32)