Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện tỉnh Lạng Sơn (Trang 46)

Để nghiên cứu vấn đề tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên tại Bƣu điện tỉnh, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:

* Phƣơng pháp định tính

Nghiên cứu định tính là một phƣơng pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả, quan sát, diễn tả bằng lời nói và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con ngƣời và của nhóm ngƣời từ quan điểm của nhà nghiên cứu.

Ƣu điểm của phƣơng pháp nghiên cứu định tính là cho biết những vấn đề mà ta không thể lƣợng hóa đƣợc bằng con số. Phƣơng pháp này cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trƣờng xã hội nơi nghiên cứu đƣợc tiến hành, cho phép phát hiện những vấn đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chƣa bao quát đƣợc trƣớc đó.

Tuy nhiên, trong quá trình phân tích dữ liệu định tính có thể bằng rất nhiều dạng, chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ, dấu hiệu và ý nghĩa, thêm vào đó cách tiếp cận nghiên cứu định tính lại theo cách nhìn toàn cảnh, theo ngữ cảnh và không có số liệu cụ thể. Vì vậy, quá trình phân tích có thể mang tính chủ quan và thƣờng khó thuyết phục ngƣời đọc

Nghiên cứu định tịnh đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn này là kỹ thuật quan sát và phỏng vấn sâu.Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa ngƣời đi hỏi và ngƣời đƣợc hỏi giúp tác giả phát hiện ra một số vấn đề nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài. Việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thƣờng tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng. Do vậy, đối tƣợng đƣợc tác giả tiến hành phỏng vấn sâu là nhà quản lý, cán bộ công nhân viên ở 1 số phòng ban và cán bộ hợp đồng làm thêm ca. Cụ thể, tác giả đã tiến hành phỏng vấn:

38

- Bà Nguyễn Thị Lan Hƣơng (Cán bộ phòng tổ chức - hành chính)

- Bà Nguyễn Thị Thu Hƣơng (Trƣởng phòng kế toán thống kê tài chính)

- Bà Hà Thị Lan Anh (Nhân viên kho quỹ phòng KTTKTC)

- Ông Nguyễn Văn Đông (Cán bộ phòng KTTKTC)

- Ông Lê Mạnh Hƣng (Cán bộ Trung tâm dịch vụ chuyển phát nhanh)

Nội dung câu hỏi chủ yếu xoau quanh các vấn đề về sự hài lòng với công tác tạo động lực tại BĐT Lạng Sơn. Từ đó tác giả ghi chép lại và năm bắt đƣợc thực trạng công tác đãi ngộ nhân viên tại BĐT.

* Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

Phƣơng pháp định lƣợng là phƣơng pháp sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập những dữ liệu định lƣợng, thông tin có thể biểu bằng các con số, số liệu cụ thể hoặc bất cứ gì có thể đo lƣờng đƣợc.

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng sử dụng một bảng hỏi đã chuẩn bị trƣớc theo một cơ cấu nhất định cho mọi đối tƣợng. Phƣơng pháp này cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu đƣợc từ các mẫu tƣơng đối nhỏ ra quần thể lớn, nó cũng cho phép đo lƣờng và đánh giá mối liên quan giữa những biến số, tiến hành điều tra khá dễ và triển khai nhanh chóng và kết quả thu đƣợc từ các cuộc điều tra tốt thƣờng mang tính khách quan và có thể sử dụng để sô sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng khác nhau.

Tuy nhiên, phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng có một số nhƣợc điểm và cần đƣợc sử dụng một cách thận trọng. Đáng chú ý nhất là những sai số không do chọn mẫu mà xảy ra khi đối tƣợng phỏng vấn không hiểu câu hỏi nhƣ ý định của nhà nghiên cứu mà hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ.

Đối với nghiên cứu này tác giả tiến hành lấy mẫu từ ngày 04/04/2014 đến 28/4/2014 lúc đó tổng số lao động là 86 cán bộ tuy nhiên do hạn chế về mặt chi phí nên cỡ mẫu đƣợc xác định nhằm đảm bảo độ tin cậy, tác giả tiến hành phát 60 phiếu điều tra, thu về 55 phiếu, tỉ lệ là 91,7%, có 5 phiếu bị loại do bỏ trống hoặc trả lời giống nhau ở nhiều câu. Tác giả đã tiến hành theo các bƣớc sau:

39

Bƣớc 1: Xây dựng phiếu điều tra trắc nghiệm gồm những câu hỏi dành cho CB, CNV về công tác tạo động lực. Phiếu điều tra gồm các câu hỏi chung về BĐT, các chính sách đãi ngộ và thực tế ngƣời lao động nhận đƣợc các chính sách đó nhƣ thế nào.

Bƣớc 2: Phát phiếu điều tra tới ngƣời lao động. Tác giả đã phát 60 phiếu điều tra đến các cán bộ công nhân viên tại các bộ phận khác nhau nhằm thu đƣợc kết quả một cách tổng quan nhất.

Bƣớc 3: Thu thập phiếu điều tra trắc nghiệm. Tác giả đã thu về đƣợc 55 phiếu điều tra hợp lệ.

Bƣớc 4: Xử lý phiếu điều tra. Các phiếu thu về đạt thông tin đầy đủ về mặt nội dung và yêu cầu, tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu, các thông tin để tiến hành kiểm định giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm... Kết quả phân tích sẽ cho biết tổng quan về công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại BĐT.

Việc phát các bảng câu hỏi và thảo luận với CB, CNV đƣợc thực hiện bởi chính tác giả và hỗ trợ của trƣởng phòng tổ chức hành chính Bƣu điện tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện tỉnh Lạng Sơn (Trang 46)