Trong nền kinh tế hiện nay, mục tiêu của hầu hết các Tổ chức, Doanh nghiệp là đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mà điều này lại phụ thuộc rất lớn vào cá nhân ngƣời lao động trong tổ chức đó. Ngƣời lao động mong muốn ham thích đƣợc làm việc tại tổ chức hay là có thái độ chán nản và muốn rời bỏ tổ chức điều này cũng phụ thuộc nhiều vào các nhà quản trị. Hiệu quả thực hiện công việc của ngƣời lao động chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản nhất đó là: Các nhân tố thuộc về bản thân ngƣời lao động, các yếu tố thuộc về công việc và tổ chức thực hiện công việc, các yếu tố thuộc về tổ chức và môi trƣờng bên ngoài. Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong công việc thì trƣớc hết ngƣời lao động phải cảm thấy thích thú với công việc và mong muốn đƣợc làm việc, có khả năng, năng lực để thực hiện công việc đó và sau nữa tổ chức phải trang bị cho ngƣời lao động đầy đủ các điều kiện làm việc: máy móc trang thiết bị cần thiết, cơ sở vật chất…Tuy nhiên trong tất cả những yếu tố trên thì động lực đóng vai trò quan trọng nhất, nó quyết định hành vi thái độ của ngƣời lao động với công việc, và điều này ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả thực hiện công việc. Nếu nhƣ hai yếu tố năng lực và điều kiện làm việc từng bƣớc khắc phục đƣợc thì vấn đề tạo động lực lại là vấn đề phức tạp và gây khó khăn cho hầu hết các tổ chức. Bởi vì khi năng lực của ngƣời lao động đã đƣợc cải thiện, điều kiện làm việc đã đƣợc tốt hơn thì họ lại muốn đi tìm một nơi làm việc mới tốt hơn nữa, vì thế các nhà quản lý phải xem xét xem làm cách nào để tạo động lực cho ngƣời lao động để họ làm việc chăm chỉ hơn và trung thành với tổ chức. Để làm đƣợc điều đó thì chúng ta cần tìm hiểu về các yếu tố tạo động lực cho ngƣời lao động.
23