Thứ nhất, vốn tín dụng cho hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía Nhà nước. Vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro. Trước hết là rủi ro về nguồn vốn. Khó khăn này cần có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Điều này các nước Tháilan và Malaysia đã làm. Sau đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được (Tại Thái lan và Malaysia)
Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại
địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ
chức cho vay gia tăng lượng khách hàng (Tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình).
Thứ ba, sau khi giải ngân, cần trực tiếp đến hộ vay tư vấn, hướng dẫn họ sử
dụng đúng mục đích và hiệu quả trong quá trình sử dụng và thu hồi vốn, lãi suất để
có điều kiện thu hồi vốn đúng hạn và tạo điều kiện luân chuyển vốn cho các hộ khác (Tại NHNo&PTNT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc).
Thứ tư, mở rộng các hình thức huy động khác nhau, có chính sách khách hàng hợp lý, đảm bảo lợi ích tối đa cho người gửi tiền. Phân công cán bộ bám sát khách hàng có tiềm năng, vận động gửi tín dụng, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức và phong cách phục vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng, giao dịch viên; thực hiện cải cách hành chính, giúp khách hàng làm các thủ tục hành chính, vay vốn nhanh chóng thuận tiện; đặc biệt mở rộng các dịch vụ tiện ích cho người gửi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai