Từ phía các tổ chức đoàn thể xã hộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 83)

- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3 Từ phía các tổ chức đoàn thể xã hộ

Đặc trưng của TCTD trên địa bàn huyện là gián tiếp thông qua các ban ngành, tổ chức đoàn thể ởđịa phương như HPN, HND, HCCB và ĐTN. Vì vậy các tổ chức này có vai trò quan trọng đến sự tiếp cận nguồn vốn TD của hộ nghèo trên địa bàn. Qua kết quả phỏng vấn và điều tra hộ nghèo cho thấy, đội ngũ cán bộ của tổ chức chính quyền địa phương có trình độ học vấn chưa cao, chưa am hiểu về tín dụng, kém nhiệt tình trong việc tuyên truyền thông tin, cũng như khả năng nắm bắt và truyền tải thông tin đến hộ nghèo còn còn kém và không kịp thời. Nhiều hộ ở xa trung tâm xã, huyện không nhận được thông tin tuyên truyền của các cán bộđịa phương về TCTD, mà chủ yếu là họ tự tìm hiểu qua loa thông tin qua bạn bè, người thân. Hoạt động của chính quyền địa phương xuất hiện những bất cập, dẫn đến tiêu cực trong bình xét hộ

nghèo nên có nhiều hộ có nhu cầu thực sự thì lại không được đáp ứng và sử dụng vốn không đúng mục đích. Do vậy mà nhiều hộ dân khó tiếp cận với nguồn vốn TD.

Hộp 4.7 Cán bộđoàn thể còn chưa nắm rõ về tín dụng

“Tôi có biết thông tin vay vốn qua họp thôn, nhưng do chưa rõ về vấn đề vốn tín dụng cụ thể ra sao nên có hỏi cán bộ, tuy nhiên cán bộ lại cứ nói lòng vòng không rõ ràng, thậm chí chẳng trả lời khi tôi hỏi về quy định, thủ tục để vay tôi

được vay như thế nào. Tuy sau đó tôi cũng có được vay vốn, nhưng vẫn còn có vấn

đề không hiểu chưa được giải đáp”

Ông Ly A Lao, thôn Cc Phà, xã Cán Cu, ngày 12/12/2014

Bên cạnh đó, các TCXH cũng chưa có phương thức cụ thể hướng dẫn các hộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 được phương thức làm ăn, đồng vốn vay về không được sử dụng đúng mục đích dẫn tới thất thoát, không quay đầu được đồng vốn dẫn tới trả nợ quá hạn.

Với giả thiết cho rằng trong quá trình hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn tại TCTD, TCTD chỉ mới chú trọng đến việc cho vay và chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay, cụ thể là chưa hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất cho hộ nghèo. Với giả thiết này 71,43% người dân đều đồng tình theo kết quả điều tra ở bảng số liệu 4.20. Nghĩa là trong việc sử dụng vốn hộ nghèo hoàn toàn tự mình hoạch định kế hoạch sản xuất của họ, hoặc họ vẫn giữ kiểu sản xuất truyền thống hoặc có thể mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất nhưng xét về mặt tổng thể thì tính hiệu quả của việc vay vốn phụ

thuộc nhiều vào yếu tố may rủi từ những phương pháp, những “kế hoạch sản xuất” của người nghèo.

Bảng 4.20 Thái độ hộ nghèo với quan điểm cho rằng TCTD chỉ hỗ trợ vay, không hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất Ý kiến Tần số Tỷ lệ % Hoàn toàn đồng ý 24 22,86 Đồng ý 51 48,57 Không có ý kiến 13 12,38 Không đồng ý 12 11,43

Hoàn toàn không đồng ý 5 4,76

Tổng 105 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014

Chính vì vậy để hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng được tốt hơn thì cần thiết phải củng cố và phát huy vai trò của tổ chức chính quyền địa phương, dạy các hộ nắm được phương thức làm ăn. Triển khai các hoạt động cộng đồng, người biết hướng dẫn cho người chưa biết để cùng nhau làm ăn phát triển sản xuất, tạo thêm thu nhập.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)