Sự phối hợp giữa tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý nhàn ước

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 84)

- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.4 Sự phối hợp giữa tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý nhàn ước

Vai trò của các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của người nghèo. Vì vậy, khi tiến hành cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

các hộ nghèo vay vốn thì phía ngân hàng và cơ quan khuyến nông, khuyến lâm cần có các hình thức liên kết, kết hợp với nhau để giúp các hộ nghèo làm ăn, sử dụng

đồng vốn đúng với mục đích mang lại hiệu quả kinh tế. Cơ quan khuyến nông, khuyến lâm sẽ là đóng vai trò chính trong việc hướng dẫn các hộ nghèo các biện pháp, cách thức sản xuất mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bảng 4.21 dưới đây thể hiện thái độ của người nghèo với quan điểm cho rằng cơ quan khuyến nông, khuyến lâm chưa hỗ trợ họ trong sản xuất.

Bảng 4.21 Thái độ của hộ nghèo với quan điểm cho rằng cơ quan khuyến nông, khuyến lâm chưa hỗ trợ Ý kiến Tần số Tỷ lệ % Hoàn toàn đồng ý 18 17,14 Đồng ý 62 59,05 Không có ý kiến 12 11,43 Không đồng ý 9 8,57

Hoàn toàn không đồng ý 4 3,81

Tổng 105 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014

Đề cập đến những hỗ trợ về tư vấn pháp lý và hỗ trợ thị trường, 80,93% người dân cho rằng hiện tại họ chưa nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan tư vấn pháp lý, hỗ trợ thị trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp, có thể nói những khái niệm này còn quá xa lạ với người dân vùng sâu vùng xa.

Kết quả khảo sát cho thấy 76,19% hộ nghèo đồng ý với giả thiết cho rằng cơ

quan khuyến nông chưa có sự hỗ trợ thiết thực cho họ trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Điều này có thể làm cho hộ nghèo chưa dám mạnh dạn vay vốn để cải thiện quy trình sản xuất hiện tại nhằm đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn.

Như vậy, cơ quan khuyến nông nói riêng và các cơ quan quản lý cần hoạt

động tích cực hơn, đưa ra các giải pháp để hỗ trợ các hộ nghèo, để hộ nghèo mạnh dạn đầu tư vào SXKD.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

Bảng 4.22 Thái độ của hộ nghèo với quan điểm cho rằng chưa có cơ quan pháp lý, hỗ trợ thị trường Ý kiến Tần số Tỷ lệ % Hoàn toàn đồng ý 36 34,26 Đồng ý 49 46,67 Không có ý kiến 10 9,52 Không đồng ý 7 6,67

Hoàn toàn không đồng ý 3 2,86

Tổng 105 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014

Qua đây cho thấy từ phía các cơ quan quản lý, từ phía chính quyền địa phương, các trung tâm khuyến nông và ngân hàng chưa có sự hỗ trợ tích cực nhằm giúp đỡ, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo trong việc giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm.

Vấn đềđặt ra, không chỉ hỗ trợ người dân vay vốn để sản xuất và tạo ra sản phẩm, mà cần xây dựng thị trường, tạo điều kiện cho người dân làm ra sản phẩm và bán với giá thành cao, tránh để tính trạng không tiêu thụđược sản phẩm, dẫn tới sản phẩm làm ra ếẩm, hư hỏng gây thiệt hại không đáng có cho các hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)