Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 37)

3.1.1.1 Về vị trí địa lý

Si Ma Cai nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố 95km; có toạ độ địa lý từ 22 035’30’’ đến 22 006'00'' vĩ độ Bắc; 104 006'30''

đến 104 012'00'' kinh độĐông. Trung tâm huyện hiện nay là xã Si Ma Cai.

- Phía Bắc giáp huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai và huyện Mã Quan - tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

- Phía Nam giáp huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai.

- Phía Tây giáp huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai. - Phía Đông giáp huyện Sín Mần - tỉnh Hà Giang.

Huyện Si Ma Cai có 3 xã biên giới là Si Ma Cai, Nàn Sán, Sán Chải (6 thôn bản giáp biên), có lối mở qua biên giới tại thôn Hóa Chư Phùng (đường biên giới giáp huyện Mã Quan tỉnh Vân nam – Trung Quốc có chiều dài 9,212 Km); đồng thời vị trí là nơi tiếp nối giữa Mường Khương với Bắc Hà và sang huyện Sín Mần của tỉnh Hà Giang, giữ chức năng trung chuyển và giao lưu hàng hóa giữa các địa phương, tạo điều kiện cho các huyện khai thác các tiềm năng, lợi thế, nhất là về

nông nghiệp và lâm nghiệp; đồng thời vị trí này còn có vai trò quan trọng trong xây dựng tuyến kinh tế quốc phòng (UBND huyện Si Ma Cai, 2009).

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí tượng thủy văn

Địa hình: Si Ma Cai thuộc khối nông vòm sông Chảy (vùng núi có tuổi cổ

nhất so với nền cấu tạo Bắc Bộ), được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng

Đông Bắc - Tây Nam, thấp dân về phía Bắc với đặc trưng phân tầng độ cao lớn, chia cắt mạnh, nhiều thung lũng nhỏ hẹp.

Các dải núi về cơ bản gồm: Mạch núi trung tâm lãnh thổ huyện khởi nguồn từĐông Nam xã Nàn Sín chạy qua các đỉnh núi có độ cao 1.800m đến 1.630m theo hướng Đông Bắc - Tây Nam tới điểm cuối cùng thuộc phía Đông Bắc xã Sán Chải. Mạch núi khu Tây Bắc chạy theo hướng vòng cung với hướng chính là Đông Bắc -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

Tây Nam. Ngoài ra, ở khu Đông Nam huyện được hình thành bởi phần cuối của các dải núi nhỏ chạy từ Bắc Hà hướng Đông Bắc - Tây Nam.

Diện tích tự nhiên toàn huyện là 23.493,83 ha. Trong đó đa số là đất dốc: độ

dốc trên 250 khoảng 12.423ha (chiếm 53%), độ dốc 15 - 250 là 7.501ha (chiếm 32%), độ dốc 7 - 150 là 3.330ha chiếm (14,2%), độ dốc 3 - 70 là 167ha (chiếm 0,7%), độ dốc < 30 chiếm tỷ lệ không đáng kể (0,l%).

Thổ nhưỡng: Do cấu tạo địa hình khác nhau nên thổ nhưỡng của từng vùng cũng khác nhau có thể chia làm 2 vùng cơ bản:

Vùng lạnh: Đây là vùng có đất mùn vàng đỏđất mùn pheralit loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây đào, mận, lê, cây lấy gỗ và cây thuốc lá;

Vùng nóng: Vùng này chủ yếu là đất mùn alít nằm ven dọc theo dòng sông chảy thích hợp trồng các loại cây lúa sớm, cây ngô, đậu tương, lạc và cây ăn quả

như: Táo, chuối…

Nhìn chung thổ nhưỡng của huyện Si Ma Cai có thể cho phép canh tác được nhiều loại cây trồng phong phú và đa dạng.

Khí hậu, thủy văn:

- Nhiệt độ: Theo số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy huyện Si Ma Cai thuộc vùng khí hậu khá lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 18,90C có những tháng

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)