- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số
K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Tổng số hộ điều tra Hộ 35 100 35 100 35 100 105
Tổng số hộ điều tra Hộ 35 100 35 100 35 100 105 100 1.Thất học Hộ 9 25,72 8 22,86 6 17,14 23 21,90 - Số hộ vay vốn Hộ 2 22,22 3 37,50 2 33,33 7 30,43 - Mức vốn vay BQ/hộ Tr.đ 6.25 - 5,33 - 6,75 - 6,11 - 2.Cấp 1 Hộ 9 25,72 10 28,57 9 25,72 28 26,67 - Số hộ vay vốn Hộ 5 55,56 5 50 6 66,67 16 57,14 - Mức vốn vay BQ/hộ Tr.đ 9,2 - 10,1 - 8.5 - 9,27 - 3.Cấp 2 Hộ 13 37,14 12 34,29 14 40 39 37,14 - Số hộ vay vốn Hộ 9 69,23 11 91,67 10 71,43 30 76,92 - Mức vốn vay BQ/hộ Tr.đ 12,06 - 13,32 - 13,95 - 13,11 - 4.Cấp 3 Hộ 2 5,71 4 11,43 5 14,29 11 10,48 - Số hộ vay vốn Hộ 2 100 4 100 4 80 10 90,91 - Mức vốn vay BQ/hộ Tr.đ 16,75 - 19 - 17,25 - 17,67 - 5. Trung cấp, CĐ, ĐH trở lên Hộ 2 5,71 1 2,86 1 2,86 4 3,81 - Số hộ vay vốn Hộ 2 100 1 100 1 100 4 100 - Mức vốn vay BQ/hộ Tr.đ 21,50 - 23 - 25 - 23,17 -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87
Theo bảng 4.23, các hộ thất học chiếm 21,90% số hộđiều tra trong sốđó tỷ
lệ hộ tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chỉ chiếm 30,43% tổng số hộ thất học này, với mức vốn được vay thấp BQ chỉ là 6,11 triệu đồng/hộ. Số hộ có trình độ cấp 1, cấp 2 chiếm tỷ lệ lần lượt là 26,67% và 37,14% tổng số hộđiều tra nhưng tỷ lệ số
hộ tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ lệ cao hơn khá nhiều cụ thể đối với cấp 1 thì có 57,14% và với mức vay BQ là 9,27 triệu đồng/hộ, còn cấp 2 là 76,92% với mức vay vốn tương ứng là 13,11 triệu động/hộ. Đối với những hộ có trình độ cấp 3, mặc dù tỷ lệ chỉ chiếm có 10,48% tổng số hộđiều tra nhưng trong đó có tới 90,91% số hộ này tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng với mức vay BQ là 17,67 triệu đồng/hộ.
Đặc biệt đối với số hộ nghèo có trình độ từ trung cấp, CĐ, ĐH chỉ chiếm 3,81% nhưng 100% hộ này đều tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và với mức vay vốn BQ lên tới 23,17 triệu đồng/hộ.
Như vậy, tỷ lệ tiếp cận được với nguồn vốn cũng như lượng vốn là khác nhau ở những nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau.
Ở các hộ nghèo họ thường bịđộng trong vấn đề tìm hiểu các thông tin tín dụng. Khi đi vay vốn với các thủ tục hiện tại của ngân hàng, một số hộ không có khả năng tự
làm đơn, các thủ tục phức tạp nên một số hộ có nhu cầu vay vốn lại sợ không dám vay. Mặt khác các hộ có trình độ thấp thì thường khả năng xây dựng chiến lược sản xuất rất hạn chế, không có tính khả thi cho nên đơn xin vay vốn của họ không được xét duyệt. Ngoài ra trình độ học vấn thấp còn là rào cản rất lớn đối với hộ nghèo trong trong việc tiếp cận với các tiến bộ KHKT.
Tóm lại, sự chênh lệch về trình độ nhận thức là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận cũng như lượng vốn được vay của các hộ nghèo, do đó để hộ
nghèo tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng tốt hơn thì ngoài việc nâng cao dân trí cho họ, cũng cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các TCXH
địa phương cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời các thông tin về các TCTD trên
đại bàn. Đồng thời có những đóng góp cho các hộ nghèo về việc sử dụng vốn để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mở các lớp tập huấn chuyển giao KHCN tới với họ, hướng dẫn họ cách làm ăn…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88
4.3.5.2 Giới tính chủ hộ
Theo kết quảđiều tra được thể hiện ở bảng 4.24 cho thấy, chủ hộ là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nữ giới. Trong 105 hộđiều tra thì có tới 76,19% chủ
hộ là nam giới, còn lại là nữ giới. Số chủ hộ là nam giới vay được vốn trên tổng số
chủ hộ là nam chiếm tỷ lệ tới 72,50%, số hộ không vay vốn chỉ có 27,50%. Trong khi đó chủ hộ là nữ giới vay vốn chỉđạt 36% trong tổng số chủ hộ là nữ, còn lại tới 64% số hộ không vay vốn. Bảng 4.24 Mức độ tiếp cận vốn tín dụng theo giới tính chủ hộ Nội dung SL TL(%) Hộ vay vốn Hộ không vay vốn SL TL(%) SL TL(%) 1.Tổng số hộđiều tra 105 100 67 63,81 38 36,19 - Chủ hộ là nam 80 76,19 58 72,50 22 27,50 - Chủ hộ là nữ 25 23,81 9 36 16 64 2.Mức vốn vay BQ/lượt hộ Tr.đ - Chủ hộ là nam - - 13,11 - - - - Chủ hộ là nữ - - 10,33 - - -
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014
Bên cạnh đó chủ hộ là nam giới khi vay vốn thì mức vốn BQ/lượt hộ cao hơn
đối với chủ hộ là nữ giới. Mức vốn vay được trung bình của chủ hộ là nam giới ở
mức 13,11 triệu đồng. Trong khi đó, chủ hộ là nữ giới vay được với mức vốn bình quân là 10,33 triệu đồng, mức chênh lệch cũng ở mức gần 3 triệu đồng.
Như vậy, sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận vốn cũng như lượng vốn vay của các hộ nghèo phân theo giới tính của chủ hộ. Trong gia
đình việc ra quyết định chính trong công việc chủ yếu vẫn là do người đàn ông quyết định. Chủ hộ là nam giới thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư SXKD so với nữ giới. Họ thường ra quyết định vay hay không vay vốn một cách nhanh chóng chứ
không như chủ hộ là nữ giới thường lưỡng lự không dám vay vì sợ rủi ro. Ngoài ra so với nam giới thì nữ giới ít có cơ hội và điều kiện tiếp thu thông tin cũng nhu kiến thức khoa học do gánh nặng công việc nhà.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89
Do đó để giúp nữ giới tự tin hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn TD, cũng như giúp họ mạnh dạn hơn trong việc quyết định SXKD thì các cán bộđoàn thể trên
địa bàn cần gắn bó thân thiết hơn với nông dân hơn, tích cực truyền tải thông tin, cũng như kinh nghiệm trong SXKD đến với người nghèo, đặc biệt những hộ nghèo chủ hộ là nữ giới nhiều hơn để giúp họ tiếp cận ngày càng nhiều hơn với nguồn vốn TD cũng như sử dụng vốn hiệu quả hơn.
4.3.5.3 Tâm lý của hộ nghèo
Theo kết quả điều tra thu được ở bảng 4.25 về nguyên nhân dẫn tới các hộ
không muốn vay vốn cho thấy, yếu tố tâm lý của hộ nghèo ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận nguồn vốn của họ: Họ sợ gặp rủi do không trả được nợ hoặc không muốn nợ nần, tỷ lệđiều tra thu được có tới 70% tổng số hộ không muốn vay vốn đều rơi vào tâm lý như vậy.
Bảng 4.25 Nguyên nhân các hộ nghèo không vay vốn tín dụng
Nội dung Bản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Tổng số hộđiều tra 35 100 35 100 35 100 105 100 Số có nhu cầu vay vốn 28 80 30 87,71 30 87,71 88 83,81 Số hộ không muốn vay vốn 7 20 5 14,29 5 14,29 17 16,19 - Không thích nợ 1 14,29 1 20 1 20 3 17,65 - Sợ gặp rủi ro không trảđược nợ 4 57,14 2 40 3 60 9 52,94 - Lý do khác 2 28,57 2 40 1 20 5 29,41
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014
Đây là một yếu tố xuất phát từ phía hộ nghèo, tuy nhiên cần phải được sự hỗ
trợ của phía các ban ngành đoàn thể xã hội, bởi lẽ đại đa số các hộ nghèo đều là những hỗ có trình độ học vấn thấp, khả năng lập kế hoạch, xây dựng phương án SXKD còn rất hạn chế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90
Hộp 4.8 Hộ nghèo không muốn vay vốn xuất phát từ yếu tố tâm lý
“Nhà tôi sản xuất nương dãy từ trước tới nay, chưa từng vay vốn bao giờ. Chúng tôi dựa vào những gì mình hiện có để sản xuất, bây giờ tôi vay vốn thì chưa biết như thế nào. Tới khi đến hạn trả nợ tôi chắc gì đã có tiền để trả khoản vay đó, khi sản xuất gặp bất chắc, mưa gió hạn hán mất mùa thì không những không có thêm thu nhập mà còn mang nợ vào thân. Tôi không muốn vay đểđỡ lằng nhằng về
sau này”
Ông Lèng Chu Khương, thôn Bản Mế, xã Bản Mế, ngày 13/12/2014
Yếu tố tâm lý này quyết định trực tiếp tới nhu cầu vay vốn để sản xuất cải thiện cuộc sống. Đây là yếu tố hoàn toàn có thể thay đổi được nếu như có các biện pháp thích hợp giúp hộ nghèo mạnh sản vay vốn sản xuất ví dụ như phía các TCXH chủđộng vận động, hướng dẫn hộ nghèo từ khâu tiếp cận thông tin, các thủ tục cần thiết để vay vốn cũng như sử dụng vốn; luôn bám sát các hộ nghèo để giúp họđiều chỉnh các hoạt động SXKD.
4.3.5.4 Dân tộc của các hộ nghèo
Bảng 4.26 dưới đây thể hiện tỷ hộ nghèo chia theo dân tộc trên địa bàn huyện Si Ma Cai trong năm 2014.
Bảng 4.26 Hộ nghèo chia theo dân tộc năm 2014
Dân tộc Số hộ Số hộ nghèo TL% hộ nghèo
Kinh 439 1 0,05 H’Mông 5017 1626 83,30 Tày 178 35 1,79 Giáy 17 0 0 Dao 4 0 0 Nùng 718 210 10,76 Hà Nhì 5 0 0 Phù Lá 23 3 0,15 Dân tộc khác 212 77 3,94 Tổng 6613 1952 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
Qua bảng số liệu 4.26 cho ta thấy, dân tộc H’Mông là dân tộc có số lượng đông nhất trên địa bàn huyện và tỷ lệ hộ nghèo đồng thời cũng cao nhất so với tổng số hộ
nghèo của toàn huyện, tỷ lệ này tương ứng 83,30%, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo cao thứ
hai là dân tộc Nùng có tỷ lệ tương ứng là 10,76%, còn các dân tộc còn lại thì tổng số hộ
nghèo chưa tới 10%.
Bảng 4.27 Mức độ tiếp cận vốn tín dụng theo dân tộc
Dân tộc SL TL% Vay vốn Không vay
SL TL% SL TL%
Tổng số hộđiều tra 105 100 67 100 38 100
H’Mông 92 87,62 59 64,13 33 35,87
Nùng 13 12,38 8 61,54 5 38,46
Dân tộc khác 0 - - - - -
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014
Dựa vào bảng 4.27 ta thấy, trong 105 hộđiều tra ở 3 xã Bản Mế, Cán Cấu và Mản Thẩn thì có hai dân tộc tiếp cận với vốn tín dụng đó là dân tộc H’Mông và Nùng. Trong số 92 hộđiều tra thuộc dân tộc H’Mông thì có 64,13% số hộ tham gia vay vốn; dân tộc Nùng trong 13 hộđiều tra thì có 61,54% trong số hộ này tham gia vay vốn. Đây đều là 2 dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người nên có thể thấy, số hộ
nghèo vay vốn đạt lỷ lệ chưa cao. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải có các giải pháp cụ thể để giúp các hộ nghèo của các dân tộc thiểu số tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng để SXKD tăng thu nhập, cải thiên cuộc sống.
Hộ nghèo trên địa bàn huyện đều thuộc nhóm dân tộc thiểu số, họđa phần bị
hạn chế về phương thức làm ăn, cách giao tiếp, phong tục tập quán…. do đó ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận các thông tin về vay vốn tín dụng cũng như các chương trình, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92
Hộp 4.9 Ảnh hưởng của dân tộc tới tiếp cận các chương trình, chính sách
“Trên địa bàn xã nói riêng và địa bàn huyện Si Ma Cai nói chung đại đa số là dân tộc H’Mông và một số ít dân tộc thiểu số khác, ở họ còn hạn chế về trình độ nhận thức cũng như còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu chưa được giải quyết triệt để, nên khi đưa các chương trình, chính sách của Nhà nước gặp không ít khó khăn. Về cơ
bản các hộđều không chủđộng tìm hiểu, chỉ khi có sự vận động, triển khai của các già làng, trưởng bản thì họ mới nắm bắt thông tin. Ví dụ có chương trình hỗ trợ gạo cho các đối tượng thuộc vùng sâu vùng xa và địa bàn huyện nằm trong diện được cấp phát, song rất ít hộ nắm bắt thông tin để đi nhận gạo, thậm chí có nhiều hộ
nghèo khi nhận gạo về họ lại không để sử dụng mà bán hết cho các thương lái. Trong khi đó các hộ gia đình là người Kinh họ không khéo hơn, chủ động hơn để
năm bắt thông tin cũng như tình hình chung. Do đó tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc Kinh có tỷ lệ rất nhỏ, gần như là không có”
Ông Giàng Seo Châu, phó chủ tịch xã Mản Thẩn, ngày 15/12/2014
Như vậy ởđây cho thấy phía hộ nghèo là dân tộc thiểu số họ chưa chủđộng, ý thức được về việc tiếp cận các nguồn thông tin để thoát nghèo, ở họ còn hạn chế
hơn nhiều so với những người dân tộc Kinh sống trên cùng địa bàn về yếu tố tâm lý. Ngoài ra, đồng chí Giàng Seo Châu cũng cho biết “Trên địa bàn xã hiện nay cũng đang triển khai nhiều chương trình giảm nghèo, tuy nhiên mức độ hiệu quả
cũng chưa cao, nhiều chương trình còn triển khai chậm, sở dĩ như vậy do nhiều cán bộ là người địa phương trình độ còn hạn chế, chưa hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề nên truyền tải chính sách tới người dân cũng hạn chế”
Xuất phát từ những vấn đề trên, từ phía ban ngành chức năng các cấp cần
đưa ra các giải pháp giải quyết triệt để tình trạng, giúp hộ nghèo vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, làm giàu chính đáng cho bản thân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93