2.2.3.1 Kinh nghiệm của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Theo Lê Thùy (2014): Nguồn vốn huy động tại địa phương theo kế hoạch giao tăng 22,8% so với 31/12/2013, tính tới 30/6/2014 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 6.117 triệu đồng (100,3% kế hoạch). Kết quả cho vay, theo kế hoạch tín dụng tính tới 30/6/2014 của Phòng giao dịch huyện được NHCSXH tỉnh giao tăng 4,73% so với dư nợ tại thời điểm 30/12/2013, tương đương với 10.610 triệu đồng.
Tổng dư nợ tính tới 30/6/2014 đạt 231.392 triệu đồng. Dư nợ tập trung chủ
yếu ở 6 chương trình tín dụng lớn là: Cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên, cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ cận nghèo. Nợ quá hạn và nợ khoanh đến 30/6/2014 là 614 triệu đồng (0,265% tổng dư nợ).
Tại huyện thành lập Ban XĐGN, đơn vị nhận ủy thác; Ban quản lý tổ TK&VV
ở các xã, nhằm tuyên truyền, phổ biến kịp thời những chính sách tín dụng mới.
Tiêu biểu tại xã Vĩnh Tiến có 18 tổ TK&VV, thực hiện 7 chương trình tín dụng, được NHCSXH huyện quan tâm giao Ban XĐGN xã và các tổ chức chính trị
nhận ủy thác. Đến nay số dư nợ toàn xã là 14.808.712.000 đồng cho 859 hộ vay. Các nguồn vốn được NHCS huyện phân bổ về cho xã đều được họp ban XĐGN của xã, bình xét phân bổ về cho các thôn, xóm và các tổ chức hội nhận ủy thác, niêm yết công khai tại điểm giao dịch NHCS của xã. Các tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét cho vay đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn và có sự tham gia của trưởng thôn và của tổ chức hội nhận ủy thác.
Tiền được sử dụng đểđầu tư vào hoạt động SXKD, đặc biệt là đầu tư chăn nuôi lợn, trâu, bò; cho con đi học đại học. Chỉ có một số ít trường hợp rất khó khăn không có khả năng trả nợ; một số bộ phận vay vốn đi làm ăn xa, điều kiện trả nợ khó.
Nguồn vốn của NHCSXH có ảnh hưởng tích cực tới các mặt kinh tế, xã hội của địa phương. Vốn tín dụng đã phát huy tác dụng, giúp một bộ phận người dân thoát nghèo; đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong chủđộng phát triển kinh tế, là cầu nối giữa chính quyền và người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Để tiếp tục thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH tỉnh
đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, UBND tỉnh yêu cầu:
+ Cần tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, để người dân hiểu đúng, đủ và rõ ràng về các chương trình tín dụng của NHCSXH.
+ Tập trung phát triển các nghề, chú trọng công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại địa phương.
+ Thực hiện vay vốn và tập trung sản xuất trên cơ sở nhận thức rõ ràng, đầy đủ
và có kiến thức về nghềđang phát triển, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.
2.2.3.2 Kinh nghiệm của huyện MỹĐức, thành phố Hà Nội
Là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao của Hà Nội, là địa bàn thuần nông, dịch vụ, công nghiệp còn nhiều hạn chế, huyện MỹĐức xác định “nếu không có các giải pháp đồng bộ từ hỗ trợ nguồn vốn, chuyển đổi mô hình kinh tế, chuyển giao KHKT, tạo việc làm thường xuyên… thì rất khó để người dân thoát nghèo bền vững và việc tái nghèo rất dễ xảy ra”.
Trong quá trình triển khai chính sách tín dụng ưu đãi, NHCSXH huyện đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đặt điểm giao dịch tại các xã để thuận tiện cho việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, tạo thuận lợi cho người vay vốn, đồng thời ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực; từđó nâng chất lượng dịch vụủy thác cho vay của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Chất lượng tín dụng được nâng lên, nợ
quá hạn giảm. Tính đến nay, huyện có gần 17.000 hộđược tiếp cận nguồn vốn từ các chương trình, trong đó cho vay hộ nghèo là 7.221 hộ. Nhờ tiếp cận được nguồn vay ưu
đãi của NHCSXH huyện với dư nợ tín dụng gần 100 tỷđồng mà nhiều hộđã vươn lên thoát nghèo.
Kinh nghiệm rút ra của địa phương là phải tập trung rà soát hộ nghèo, phân loại từng đối tượng để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Phần lớn các hộ nghèo đều do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất trong khi không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ hệ thống QTDND; NHNNo&PTNT bởi lãi suất quá cao, nếu vay để chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp thì khó có hiệu quả. Do đó, nhờ nguồn vốn của NHCSXH huyện, với mức vay chỉ từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi hộ nhưng cũng đã góp phần tích cực trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
việc giải cơn khát vốn của các hộ nghèo, giúp họ từng bước cải thiện đời sống (Bạch Thanh, 2011).
Đồng thời huyện xác định phát triển nông nghiệp gắn với đào tạo nghề: từ
việc xây dựng phương thức quản lý đến việc ổn định cơ chế, chính sách cụ thể
với các chương trình thâm canh lúa cải tiến SRI, gieo lúa theo hàng bằng công cụ, lúa chất lượng cao… với hơn 6.000ha. Trong chăn nuôi, huyện xác định tập trung phát triển toàn diện cả gia súc, gia cầm, thủy đặc sản theo mô hình trang trại gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình, phục vụ nhu cầu của thị trường các địa phương lân cận và khách du lịch đến tham quan chùa Hương. Ngoài ra, huyện còn có 2.717 ha nuôi trồng thủy sản với sản lượng 2.100 tấn/vụ. Xác định tiểu thủ công nghiệp và dạy nghề cho nông dân là tiền đề tạo bước đột phá cho quá trình phát triển KT-XH, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, UBND huyện khuyến khích phát triển hai lĩnh vực này. Để khơi dậy tiềm năng hằng năm, huyện đều mở các lớp khuyến công, đào tạo nghề (trung bình 15-20 lớp, cho khoảng 1.000- 1.500 học viên). Với một số huyện ven đô, sản xuất gia công các mặt hàng tiểu thủ
công nghiệp cho thu nhập 40.000-50.000 đồng/ngày đối với mỗi lao động là chuyện bình thường, thậm chí còn chưa thu hút được người lao động, song với đa phần nông dân ở các xã thuần nông trên địa bàn Mỹ Đức thì đó là nguồn thu nhập đáng kể và là kết quả phản ánh những cố gắng, nỗ lực của các cấp chính quyền (Bạch Thanh, 2011).
Mặt khác, UBND huyện còn phối hợp chặt chẽ với các DN trên địa bàn thành phố tổ chức tạo điều kiện cho người dân địa phương gia công một số công đoạn trong sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
2.2.3.3 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc luôn là đơn vị
dẫn đầu các tổ chức tín dung trên địa bàn huyện Yên Lạc và các chi nhánh trong hệ
thống NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc về huy động vốn, mở rộng các dịch vụ và cho vay đầu tư phát triển SXKD, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, nông dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
Hoạt động huy động và cho vay vốn tại Phòng giao dịch huyện Yên Lạc
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến lược hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Yên Lạc; tích cực đổi mới công tác quản lý, bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, khai thác huy động nguồn vốn tại chỗ để tập trung cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, cải tạo đồng chiêm trũng nuôi trồng thuỷ sản; phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm; khôi phục làng nghề truyền thống.
Bằng các giải pháp linh hoạt, với nhiều hình thức huy động khác nhau, có chính sách khách hàng hợp lý, đảm bảo lợi ích tối đa cho người gửi tiền. Phân công cán bộ bám sát khách hàng có tiềm năng, vận động gửi tín dụng, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức và phong cách phục vụ cho đội ngũ CBTD, giao dịch viên; thực hiện cải cách hành chính, giúp khách hàng làm các thủ tục hành chính, vay vốn nhanh chóng thuận tiện; đặc biệt mở rộng các dịch vụ tiện ích cho người gửi hoạt
động SXKD. Vì vậy, đến hết tháng 6/2014, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện của chi nhánh đạt hơn 725 tỷđồng, tăng gần 143 tỷđồng so với cùng kỳ năm 2013 (tăng trưởng 24,6%), trong đó nguồn vốn tiền gửi dân cưđạt trên 685 tỷđồng, tăng 147 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 (tăng 27,3%), chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động tại chỗ (Khuyết danh, 2014).
Cùng với việc cho vay, NHNo&PTNT Yên Lạc phát triển nhiều sản phẩm dịch vụđể tăng nguồn thu, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ hiện đại, tiện ích trong dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, ứng dụng chương trình IPCAS (tựđộng hóa toàn ngành); nét nổi bật là việc cho vay đầu tư sản xuất theo Nghịđịnh 41 của Chính phủ; ngoài ra còn cho 357 CBCNV vay vốn thấu chi, tiêu dùng gần 8 tỷđồng.
Việc đầu tư cho vay đúng đối tượng, đúng địa chỉ đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng khu vực nông thôn. Bên cạnh việc tập trung cho các hộ nông dân vay, thời gian gần đây, đồng vốn đầu tư của chi nhánh hướng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa; các hộ SXKD lớn và cho vay xuất khẩu. Để đồng vốn
được kịp thời, ngay từ công tác thẩm định hồ sơ vay vốn đảm bảo đủ yêu cầu thì giải ngân sớm.
Sau khi giải ngân, CBTD trưc tiếp đến hộ vay vốn tư vấn, hướng dẫn bà con sử dụng đồng vốn đúng mục đích và hiệu quả trong quá trình sử dụng và thu hồi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
vốn, lãi để có điều kiện luân chuyển cho hộ khác vay. Từđồng vốn vay kịp thời đã giúp cho hơn 10.000 hộ vay với tổng số vốn gần 520 tỷ đồng đầu tư mua sắm tư
liệu sản xuất, đầu tư con giống, cây trồng, sản xuất kinh doanh có chất lượng đạt hiệu quả kinh tế; giải quyết việc làm mới cho hàng ngàn lao động ở khắp các địa phương trong huyện như: Tề Lỗ, Đồng Văn, Trung Nguyên, Trung Hà, Văn Tiến, Hồng Châu…thoát nghèo vươn lên làm giàu, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc (Khuyết danh, 2014).