Đẩy mạnh hoạt động SXKD của hộ nghèo

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 43)

- Tăng cường kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi vay vốn - Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay

- Tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên của TCTD - Phát huy vai trò của các TC đoàn thểđịa phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

3.2.2 Phương pháp tiếp cn

Tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo là vấn đề quan trọng đang được Đảng và các cấp chính quyền quan tâm nhằm giải quyết vấn đề nghéo đói. Hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn tín dụng như thế nào? Làm thế nào để hộ nghèo có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để thoát khỏi nghèo đói, đi lên xây dựng cuộc sống ổn

định, ấm no, hạnh phúc, tạo đà chung cho sự phát triển của đất nước. Cách tiếp cận có vai trò rất quan trọng trong việc làm rõ được vấn đề nghiên cứu, nếu không có cách tiếp cận hợp lý sẽ không thể có được cách giải quyết triệt để.

Đối với vấn đề tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo, tôi lựa chọn cách tiếp cận hệ thống: tiếp cận chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo từ TW xuống các cấp của địa phương; từ NHNN xuống NHCSXH các cấp cho tới các tổ VV&TK, người dân. Các kết quả thu được một cách có hệ thống, rõ ràng, thể hiện qua số lượng, chất lượng của các khoản vốn tín dụng đến với hộ nghèo. Việc xây dựng, quản lý và thực hiện hệ thống chính sách tín dụng được đặt trong hệ thống có mối quan hệ với các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn khác trên cơ sở các hộ dân là đối tượng thụ hưởng của chính sách, là bên phản hồi những thông tin đối với hệ thống các văn bản, quy định cũng như quyết định được triển khai.

Nghiên cứu theo hệ thống các bên tham gia trong quá trình thực hiện triển khai chính sách tín dụng ưu đãi của hộ nghèo, từ phía ngân hàng; các ban ngành đoàn thể

xã hội, sự phối hợp của ngân hàng với cơ quan quan lý để hỗ trợ người dân từ các khâu tiếp cận vốn cho tới quản lý, sử dụng, tiêu thụ... sao cho hiệu quả, hợp lý giúp hộ nghèo SXKD, vươn lên làm thoát nghèo, đồng thời tìm hiểu từ chính bản thân các hộ nghèo xem những hạn chế, những yếu tố nào ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận cũng như quản lý sử dụng vốn để từđó đưa ra giải pháp khắc phục.

3.2.3 Chn đim nghiên cu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng trên các phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa – xã hội, đặc điểm tình hình nông thôn và nông dân trên địa bàn huyện và cự ly tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Tôi chọn 3 xã tiêu biểu trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng trên địa bàn huyện làm điểm nghiên cứu đó là xã Bản Mế, Cán Cấu và Mản Thẩn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Xã Bản Mế cách trung tâm huyện Si Ma Cai 10 km về phía Tây; Phía Bắc giáp huyện Mường Khương; Phía Nam giáp xã Sín Chéng; Phía Tây giáp xã Thào Chư Phìn; Phía Đông giáp xã Nàn Sán và Mản Thẩn.

Xã Cán Cấu là một xã vùng 3 nằm cách trung tâm huyện Si Ma Cai 8 km về

phía Đông Nam, có tỉnh lộ 4D chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế – văn hoá trên địa bàn xã với các xã lân cận. Phía Bắc giáp xã Sán Chải; Phía Nam giáp huyện Bắc Hà; Phía Đông giáp xã Lùng Sui và xã Lử Thẩn; Phía Tây giáp xã Cán Hồ và xã Quan Thần Sán.

Xã Mản Thẩn là xã vùng cao nằm ở phía nam trung tâm của huyện Si Ma Cai. Phía đông giáp xã Cán Hồ, xã Sán Chải, xã Quan Thần Sán huyện Si Ma Cai; Phía tây giáp xã Nàn Sán, xã Bản Mế huyện Si Ma Cai; Phía nam giáp xã Sín Chéng huyện Si Ma Cai; Phía bắc giáp xã Si Ma Cai, xã Nàn Sán huyện Si Ma Cai

Bảng 3.2 Tình hình hộ nghèo của 3 xã điều tra năm 2014

Số hộ Số nhân khẩu Số lao động Số hộ nghèo % hộ nghèo

Bản Mế 470 2479 1413 110 23,40

Cán Cấu 498 2525 1237 195 39,17

Mản Thẩn 355 1923 1082 93 26,20

Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Si Ma Cai

Tỷ lệ hộ nghèo của 3 xã tương đối cao, tỷ lệ này ở lần lượt là Bản Mế

23,40%; Cán Cấu 39,17% và Mản Thẩn là 26,20%.

Chọn 3 xã làm đại diện để tiến hành nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của toàn huyện Si Ma Cai, để từ đó thấy được thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các hộ nghèo.

3.2.4 Phương pháp thu thp s liu

3.2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo, internet, các báo cáo tổng kết của huyện Si Ma Cai và các tài liệu thứ cấp liên quan nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện Si Ma Cai và những vấn đề có liên quan khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Bảng 3.3 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

STT Thông tin thu thập Nguồn cung cấp Phương pháp thu thập 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn tín dụng cho hộ nghèo. Sách, báo, tạp chí, internet, luận án, luận văn .... Tra cứu, chọn lọc, sao chép và phân tích thông tin. 2 Đặc điểm đia bàn nghiên cứu: đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Báo cáo của UBND huyện, tỉnh, xã và các phòng ban chức năng. Thu thập và tổng hợp từ các báo cáo. 3 Số liệu về tình hình cho vay vốn tín dụng trên địa bàn. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng; Thống kê của phòng LĐTBXH Chọn lọc và tổng hợp từ các báo cáo. 3.2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được điều tra thông qua phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra

đểđánh giá về tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 43)