- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số
K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát tình hình cho vay vốn tại NHCSXH huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Ca
Lào Cai
NHCSXH huyện Si Ma Cai thực hiện cho hộ nghèo vay vốn tín dụng gián tiếp thông qua hệ thống các tổ chức, đoàn thể chính quyền địa phương, bằng việc lập các tổ TK&VV tại các cộng đồng dân cư. Theo thống kê của NHCSXH huyện Si Ma Cai, tới năm 2014 toàn huyện có 158 tổ TK&VV, các tổ này được thành lập rộng khắp trên địa bàn của huyện, trong đó 4 TCXH là HND; HCCB; HPN; ĐTN trực tiếp làm việc với hộ nghèo, hướng dẫn, giúp đỡ họ trong vay vốn, họ là những tổ chức đại diện cho hộ nghèo, bảo lãnh cho hộ nghèo.
Trong những năm qua, hoạt động cho vay vốn của NHCSXH huyện Si Ma Cai đạt được nhiều kết quảđáng khích lệ, những đóng góp của ngân hàng vô cùng quan trọng trong công cuộc XĐGN, giúp cho hộ nghèo tiếp cận được với các nguồn vốn để họ tham gia vào hoạt động SXKD, mở rộng quy mô sản xuất cải thiện điều kiện sống.
Bảng 4.1 thể hiện thực trạng cho vay vốn của NHCSXH huyện Si Ma Cai
đối với các đối tượng trong địa bàn huyện Si Ma Cai các năm từ 2010-2014. Qua bảng số liệu cho ta thấy số hộ dân tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ
NHCSXH tăng qua các năm, bình quân tăng 113,61%/năm. Cụ thể, năm 2010 chỉ có 3762 hộ tiếp cận được với nguồn vốn này, năm 2011 tăng lên là 4375 hộ đến năm 2014 số hộ tiếp tục tăng lên tới 6217 hộ. Điều này chứng tỏ các hộ dân trên địa bàn huyện đã dần tiếp cận được với nguồn vốn TD và sự hoạt động của ngân hàng đã ngày càng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
Bảng 4.1 Tình hình vay vốn từ NHCSXH của người dân trên đại bàn huyện Si Ma Cai
Nội dung Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 2013 2014 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 11/10 12/11 13/12 14/13 BQ Tổng số hộđược vay 3762 100 4375 100 5216 100 6188 100 6217 100 116,29 119,22 117,29 101,62 113,61 Cho vay hộ nghèo 1578 41,95 1683 38,47 1462 28,03 1989 32,14 1622 26,09 106,65 86,87 136,05 81,55 102,78 Cho vay HS-SV 98 2,60 149 3,41 176 3,37 292 4,72 415 6,68 152,04 118,12 165,91 142,12 144,55 Cho vay hộ nghèo về
nhà ở 143 3,80 197 4,50 324 6,21 239 3,86 161 2,59 137,76 164,47 73,77 67,36 110,84 Cho vay nước sạch
&VSMTNT - - 453 10,35 725 13,90 946 15,29 814 13,09 - 160,04 130,48 86,05 - Cho vay hộ gia đình
SXKD 515 13,69 561 12,82 972 18,63 1495 24,16 1642 26,41 108,93 173,26 153,81 109,83 136,46 Cho vay khác 1428 37,96 1332 30,45 1557 29,85 1227 19,83 1563 25,14 93,28 116,89 78,81 127,38 104,09 Cho vay khác 1428 37,96 1332 30,45 1557 29,85 1227 19,83 1563 25,14 93,28 116,89 78,81 127,38 104,09
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Đối tượng vay vốn của ngân hàng là chủ yếu những hộ nghèo nên đối tượng này tiếp cận được với nguồn vốn từ phía ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm đối tượng vay khác. Ở các nhóm đối tượng vay khác tỷ lệ được vay vốn cũng đều tăng, đặc biệt cho vay hộ gia đình SXKD tăng nhanh, bình quân tăng 136,46%/năm. Điều này cho thấy nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện đã và đang cố gắng vươn lên thoát nghèo, vay vốn đầu tư SXKD vượt khó khăn, thoát ra khỏi tâm lý sợ rủi ro. Ngoài ra ngân hàng cũng đã mở rộng đối tượng cho vay là HS- SV, với số lượng vay ngày càng tăng. Năm 2010 số HS - SV vay là 98, năm 2011 tăng lên là 149 tăng 51 người, đến năm 2014 tăng lên 415 người.
Những con số này cho thấy số lượng HS- SV trên địa bàn huyện đỗ vào các trường đại học - cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng. Bên cạnh đó năm 2011, NHCSXH đã cung cấp thêm nguồn vốn cho hộ nông dân giải quyết chương trình nước sạch và VSMT.
NHCSXH chi nhánh huyện Si Ma Cai trong quá trình hoạt động đã nhanh chóng giải quyết cho vay vốn tới nhiều hộ nông dân có nhu cầu trên địa bàn. Ngân hàng đã ngày càng quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân tiếp cận
được với nguồn vốn TD này, đặc biệt là các hộ nghèo, họđã được tạo điều kiện nhiều hơn, thuận lợi hơn để tiếp cận với nguồn vốn, bảng số liệu 4.1 cho thấy đại đa số người dân tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng đều là các hộ nghèo, các hộ ngoài diện hộ nghèo cũng được vay vốn nhưng tỷ lệ thấp hơn, chủ yếu là các hộ có kế hoạch SXKD hợp lý mới được vay vốn hoặc được vay thông qua các chương trình chính sách hỗ trợ của địa phương.
Như vậy, đối với NHCSXH, các hộ nghèo là đối tượng chính, đối tượng
được hưởng các chếđộ chính sách ưu đãi. Ở các năm khác nhau hộ nghèo đều nằm trong diện được ưu tiên vay vốn so với các đối tượng khác (trừ gia đình thuộc diện chính sách). Với nguồn vốn được vay từ ngân hàng các hộ nghèo có điều kiện hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41