của hộ nghèo. Nếu các hộ nghèo rơi vào nhóm dân tộc thiểu số thì sẽ hạn chế hơn về
khả năng tiếp cận, nắm bắt các thông tin cũng như quy định chung của phía TCTD cũng như Nhà nước. Phía các ban ngành Đoàn thểđịa phương, các TCXH, TCTD cũng như Nhà nước sẽ cần phải có các chính sách đặc thù đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Ví dụ như NHCSXH có hướng dẫn “Thực hiện cho vay vốn để hỗ trợđất sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩu lao động cho hộđồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số
755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ”
2.2 Cơ sở thực tiễn về tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo
2.2.1 Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng tiếp cận vốn tín dụng
Năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ No&PTNT. Trong trường hợp không có thế chấp, hộ gia đình có thể vay khoản tiền tối đa là 10 triệu đồng với lãi suất 1,03%/tháng đối với khoản vay hoàn trả trong vòng 1 năm hoặc lãi suất 1,18%/tháng đối với khoản vay dài hạn. Đặc biệt, vào năm 1997, chương trình 135 về xóa đói giảm nghèo với 02 giai đoạn: 1997-2005 và 2006-2010 tập trung chính vào hộ nghèo nhằm hỗ trợ họ tiếp cận với các dịch vụ tài chính với lãi suất ưu đãi, nhất là ở các vùng nông thôn (lãi suất (0,5%/tháng đối với các hộ đi vay sống ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
Chương trình này hướng đến các mục đích cải thiện giáo dục, tạo việc làm, nâng cao hoạt động sản xuất nông và lâm nghiệp cũng như bảo vệ môi trường.
Thực hiện Nghị quyết số 48/2013/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ
tháng 3/2013, NHNN đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn vềđiều kiện, thủ tục vay vốn để khơi thông dòng tín dụng, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay, hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số
02/NQ-CP và Nghị quyết số 48/NQ-CP.
Một số chương trình và dự án khác cũng được thực hiện như: chương trình 120 hỗ trợ tái trồng rừng và tạo việc làm, Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành năm 2002, Nghịđịnh Chính phủ số 120, Quyết định 131/2009/QĐ-TTg và 443 về hỗ trợ lãi suất 4% cho các cá nhân, hộ gia đình, công ty, hợp tác xã sử dụng vốn vay cho các mục đích sản xuất), nghị định số 41/2010 về chính sách tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; Nghị quyết số 15 ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI: Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 ….
Nhằm hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn cải thiện đời sống và giảm thiểu tính tổn thương, rất nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng đã được hình thành từ ý tưởng của các tổ chức chính phủở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua. Trong sốđó, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam tập trung vào việc tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc
đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và XĐGN như Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
Trong những tháng đầu năm 2014, NHNN đã ban hành các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình chuỗi liên kết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Đây là những ngành, lĩnh vực kinh tế
có hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Trong số này có chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
quyết số 14/2014/NQ-CP. Việc triển khai chương trình được coi là bước đột phá trong định hướng đầu tư vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, hướng sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa qui mô lớn, liên kết SXKD theo chuỗi, gia tăng giá trị sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Ngoài ra, NHNN cũng tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: Cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, cà phê, đánh bắt xa bờ, hỗ trợ lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi…
Hầu hết ngân sách nhằm thực hiện các chương trình, dự án mà Chính phủ
ban hành đều được thực hiện thông qua các định chế tài chính Nhà nước trong đó NHCSXH và NHNo&PTNT là hai đầu mối chính.