nhiệt độ trung bình xuống dưới 100C. Nhiệt độ có sự thay đổi theo các đai cao khá rõ nét, sự thay đổi này diễn ra ngay trên địa bàn của một xã. Sự chênh lệch nhiệt độ
giữa ngày và đêm rất lớn điều này được thể hiện rõ nhất vào mùa hè, ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của người dân, gia súc và sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Lượng mưa: Si Ma Cai là huyện có lượng mưa trung bình thấp so với các vùng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, lượng mưa thay đổi qua các năm từ 1.300 – 2.000mm, lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 các tháng còn lại trong năm mưa ít, cường độ không tập trung; mùa lạnh, khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhìn chung lượng mưa trung bình thấp, cường độ mưa không đều, hiện trạng tài nguyên rừng ít nên hiện tượng xói mòn, sụt lở, rửa trôi vẫn còn xảy ra khá nghiêm trọng (UBND huyện Si Ma Cai, 2009).
3.1.1.3 Tình hình sử dụng đất đai:
Theo thống kê tình hình sử dụng đất của huyện năm 2014, tổng diện tích đất tự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
diện tích đất nông nghiệp là 13.528,85 ha, chiếm 57,58%; đất phi nông nghiệp là 1.208,94 ha chiếm 5,15%; đất chưa sử dụng là 8.755,04 ha, chiếm 37,27% (trong đó đất
đồi núi chưa sử dụng 6.641,57, chiếm 28,27% diện tích đất tự nhiên và bằng 3,6% diện tích đất đồi núi chưa sử dụng toàn tỉnh) (Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Si Ma Cai – tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020).
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Si Ma Cai
Năm Tổng số hộ Tổng số nhân khẩu Tổng số lao động 2010 6.171 31.557 16.633 2011 6.261 31.861 17.746 2012 6.351 32.508 17.090 2013 6.448 32.488 16.323 2014 6.613 33.525 17.109
Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Si Ma Cai
Theo thống kê, tổng dân số huyện Si Ma Cai năm 2014, có 6.613 hộ với 33.525 người, trung bình 5,07 người/hộ; dân số phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các xã Si Ma Cai, Cán Cấu, Nàn Sán, Sín Chéng, Lử Thần. Tổng số lao
động đang làm việc trên địa bàn huyện thời điểm cuối năm 2014 là 17.109, chiếm trên 51,03% dân số của huyện về cơ cấu lao động.
Về chất lượng nguồn nhân lực còn thấp và chưa đồng đều. Số dân là đồng bào dân tộc ít người chiếm tỷ trọng cao. Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý. Trình độ văn hoá và trình độ tay nghề của người lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất không cao.
Si Ma Cai có 11 dân tộc anh em chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc H’Mông.
3.1.2.2 Kết cấu hạ tầng:
Theo UBND huyện Si Ma Cai (2009), về kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện bao gồm những đặc điểm cơ bản như sau:
Giao thông:
- Quốc lộ: Qua địa bàn huyện có 28 km Quốc lộ 4 đi từ Mường Khương - qua Si Ma Cai - Lùng Phình (Bắc Hà) đang được đầu tư nâng cấp;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
- Tỉnh lộ: Đường tỉnh lộ 159 (Bắc Hà - Bản Phố - Tả Văn Chư - Quan Thần Sán - Si Ma Cai) có chiều dài qua địa phận các xã thuộc huyện là 18 km, mới hình thành tuyến, cần được đầu tư mở rộng nền, rải mặt trong giai đoạn tới;
- Đường liên xã: Tổng chiều dài 83,5 km. Hiện nay 100 % số xã đều có
đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa, bê tông hoặc rải mặt cấp phối ;
- Đường liên thôn: Tổng chiều dài 252,7 km, 100% số thôn có đường giao thông xe cơ giới đi được, trong đó 57% chiều dài loại đường này được rải mặt từ
cấp phối trở lên; Hệ thống đường giao thông nội thị khu trung tâm huyện mới được
đầu tư cơ bản đã hoàn chỉnh;
- Đường ra khu canh tác, đường nội thôn: Phần lớn là đường mòn, chưa có
đường đã gây khó khăn cho sản xuất hàng hoá, trong thời gian tới cần quan tâm phát triển mạng lưới này nhằm phát triển sản xuất hàng hóa tiến tới CNH, HĐH nông thôn.
Hệ thống điện lưới
- Điện lưới quốc gia: Hiện nay tất cả các xã đều có điện lưới quốc gia; tổng số
có 72/ 96 thôn bản (75%) với 68% tổng số hộ được sử dụng điện lưới. Trên địa bàn huyện có 83 km đường dây trung, cao thế, 102 km đường dây hạ thế và có 39 trạm biến áp, tổng dung lượng 2.820 KVA.
- Những năm gần đây huyện Si Ma Cai được nhà nước quan tâm xây dựng lưới điện quốc gia, đến nay 13/13 xã có điện lưới quốc gia, tuy nhiên do dân cưở rải rác, hiện trên
địa bàn huyện còn 9 thôn chưa có điện lưới quốc gia (Nàn Sán 02 thôn, Lử Thẩn 02 thôn, Lùng Sui 02 thôn, Sán Chải 01 thôn, Bản Mế 01 thôn, Nàn Sín 01 thôn), phấn đấu 100% số thôn có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, do dân cư sống không tập trung nên tỷ lệ hộ sử
dụng điện chưa cao mới có 68% số hộ sử dụng.
Thủy lợi
Từ khi huyện được tái lập các cấp, các ngành đã quan tâm đặc biệt đến công tác thuỷ lợi, kết quả trên 100 công trình thuỷ lợi được xây dựng góp phần làm tăng diện tích ruộng 1 vụ từ 714 ha (năm 2010) lên 989 ha (năm 2014), đến nay đã tưới tiêu cho trên 75% diện tích, tiêu chí này có 11 xã đạt (02 xã chưa đạt là Cán Hồ, Sán Chải). Tuy nhiên, do độ dốc lớn, độ che phủ rừng thấp nên chỉ đảm bảo tưới tiêu vụ sản xuất chính, mặt khác hiện nay nhiều tuyến kênh mương đã xuống cấp, trong thời gian tới cần có biện pháp cải tạo, nâng cấp các tuyến này nhằm tăng hiệu quả tưới tiêu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
Nước sinh hoạt
Hầu hết các thôn trên địa bàn huyện đều có công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây do hạn hán, biến đổi khí hậu và ý thức bảo vệ công trình của nhân dân chưa cao nên các công trình cấp nước sinh hoạt đang xuống cấp rất nhanh, nguồn nước đang bị cạn kệt về mùa khô, nhiều xã như: Thào Chư Phìn, Mản Thẩn, Cán Cấu, Lùng Sui, Sán Chải thiếu nước trầm trọng.
3.1.2.3 Văn hóa – xã hội – môi trường
Y tế: Hiện tại huyện có 16 cơ sở y tế, gồm 01 bệnh viện cấp huyện, 02 phòng khám đa khoa khu vực và 13 trạm y tế xã.
Tổng số giường bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn là 160 giường bệnh, trong đó giường bệnh viện là 75 giường, phòng khám đa khoa khu vực 20 giường, còn lại là giường bệnh các trạm y tế xã; có 96/96 số thôn bản có cán bộ y tế hoạt động; 10/13 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Toàn ngành y tế của huyện có 164 cán bộ, trong đó có 11 bác sĩ, đạt tỷ lệ 2,3 bác sĩ/10.000 dân, số cán bộ y tế
tăng từ 116 người năm 2010 lên 164 người năm 2014; Tuy nhiên do cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn thiếu; tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân đạt thấp (2,3 bác sỹ/10.000 dân) vì vậy chất lượng khám chữa bệnh chưa cao.
Về giáo dục – đào tạo
- Phổ cập giáo dục trung học.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ
túc, học nghề): 80%.
- Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được chăm lo xây dựng cả về số lượng và chất lượng. Tổng số giáo viên toàn huyện năm 2010 là 1.018 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 1.009 người, đạt 99,12%, (giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 31%) trong đó tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đối với mầm non là 98,45%, với tiểu học là 100%, với trung học cơ sở là 100% và trung học phổ thông là 93,7%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
Môi trường:
- Đối với bãi rác hiện trên địa bàn xã chưa được quy hoạch và xây dựng nên ở
một số thôn bản dân cưđông đúc, gần chợđã bắt đầu gây mất vệ sinh và mỹ quan thôn bản, trong thời gian tới cần dành quỹđất cho việc xây dựng các bãi rác tập trung để xử
lý theo quy trình nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nhà vệ sinh: hiện trên địa bàn xã mới có khoảng 10% số hộ có nhà vệ sinh, tập trung tại các thôn đông dân cư, gần đường giao thông, trung tâm xã còn phần lớn các hộ gia đình ở các thôn khác chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, đây cũng là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
- Chuồng trại: phần lớn các hộ gia đình trong xã đều có chuồng trại nhưng là chuồng trại chưa hợp vệ sinh (phân,chất thải chăn nuôi chưa được thu gom và xử lý theo quy định), trong thời gian tới cần vận động nhân dân, kêu gọi các nguồn tài trợ để xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh (UBND huyện Si Ma Cai, 2009).
3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện
Kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.
Sau hơn mười năm tái lập và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ huyện, nền kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - XĐGN đã thu được những kết quả quan trọng, đời sống nhân nhân dân nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi theo hướng tích cực; cơ cấu cây trồng vật nuôi, kỹ thuật canh tác, chuyển đổi mùa vụ chuyển dịch theo hướng tiến bộ, năng suất, sản lượng tăng đều qua các năm. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bước đầu khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế và khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản tạo cơ sở quan trọng cho sự phát triển trong các năm tiếp theo. Các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đã bước đầu hình thành và có sự chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về SXKD và phục vụ đời sống dân cư (UBND huyện Si Ma Cai, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Khung phân tích
Sơđồ 3.1 Khung phân tích của đề tài