Tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Ca

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 57)

- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2 Tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Ca

4.2.2.1 Khả năng tiếp cận thông tin tín dụng a. Nguồn thông tin về tín dụng

Nguồn TTTD hộ nghèo tiếp cận được tổng hợp và thể hiện cụ thểở bảng 4.3. Kết quả cho thấy có 83,81% số hộ nghèo tiếp cận TTTD thông qua các nguồn khác nhau như tham gia các cuộc họp thôn bản, qua cán bộđịa phương tuyên truyền, tự tìm hiểu hoặc tìm hiểu thông qua bạn bè, người thân. Cụ thểở xã Bản Mế

có 80% số hộ tiếp cận được TTTD, xã Cán Cấu là 85,71% và xã Mản Thẩn cũng là 85,71%, xã Cán Cấu và xã Mản Thẩn là hai xã có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận được với nguồn TTTD tốt hơn so với xã Bản Mế. Sở dĩ có điều này vì hai xã có hệ thống cơ

sở hạ tầng tốt hơn, các phương tiện truyền thông cũng được đầu tư xây dựng tốt so với xã Bản Mế. Ngoài ra, xã Bản Mế mật độ dân số thưa hơn cộng với điều kiện đi lại khó khăn hơn so với hai xã Cán Cấu và Mản Thẩn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Bảng 4.3 Nguồn thông tin tín dụng mà hộ nghèo trong huyện đã tiếp cận

Nội dung Xã Bản Mế Xã Cán Cấu Xã Mản Thẩn Chung SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Tổng số hộđiều tra 35 100 35 100 35 100 105 100 1.Số hộ chưa tiếp cận TTTD 7 20 5 14,29 5 14,29 17 16,19 2.Tổng số hộ tiếp cận TTTD 28 80 30 85,71 30 85,71 88 83,81 Họp thôn bản 14 50 17 56,67 16 53,33 47 53,41 CB địa phương 7 25 6 20 7 23,33 20 22,73 Bạn bè 5 17,86 5 16,67 4 13,33 14 15,91 Tự tìm hiểu 2 7,14 2 6,67 3 10 7 7,95 Khác 0 - 0 - 0 - 0 -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Trong số các hộ tiếp cận được TTTD thì nguồn TTTD được tiếp cận thông qua các cuộc họp thôn bản là chủ yếu và chiếm tỷ lệ tới 53,43%, cụ thểở xã Bản Mế thì tỷ

lệ này là 50% còn hai xã Cán Cấu và Mản Thẩn thì lần lượt là 56,67 % và 53,33%. Đây là hình thức thông tin phổ biến nhất và giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải các TTTD tới với hộ nghèo. Với địa bàn các xã cũng tương đối phức tạp và khó khăn thì

đây là hình thức sẽ giữ vai trò chủ chốt, giúp cho nhiều hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn TD nhất.

Nguồn thứ hai giúp hộ nghèo tiếp cận được TTTD là thông qua CB địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận qua nguồn này là 22,73%, cụ thể thì ở xã Bản Mế

là 25%, xã Cán Cấu và Mản Thẩn đều là 20%. Điều này cho thấy vai trò vận động, tuyên truyền của các tổ chức chính trị xã hội địa phương có vai trò lớn trong việc truyền tải TTTD đến với hộ nghèo. Ngoài ra bạn bè, người thân cũng là kênh truyền tải thông tin giúp hộ nghèo tiếp cận được thông tin của TCTD. Về việc tự tìm hiểu TTTD của hộ nghèo còn hạn chế, chỉ chiếm có 7,95% tổng số. Điều này chứng tỏ

hộ nghèo còn thụ động trong việc tìm hiểu về TCTD, gây hạn chế lớn trong việc vay vốn tín dụng.

Kết quảđiều tra bảng 4.3, cho thấy trong số 105 hộđiều tra thì có 17 hộ chưa tiếp cận với TTTD, chiếm tỷ lệ là 16,19%. Nguyên nhân là do các hộ không tham gia đầy đủ

các cuộc họp thôn bản, không quan tâm các thông tin khi cán bộ xã đến tuyên truyền, không tận dụng được mối quan hệ bạn bè, người thân, hàng xóm để trao đổi, học hỏi và thụđộng trong tiếp cận thông tin.

Mặc dù tỷ lệ số hộ tiếp cận được TTTD cao nhưng tỷ lệ hộ nghèo chưa tiếp cận TTTD vẫn chiếm tỷ lệ 16,19%, kể cả trong số các hộ tiếp cận TTTD thì cũng vẫn chưa thật sựđầy đủ và còn nhiều bất cập. Cần có những biện pháp cụ thể, phối kết hợp chặt chẽ,

đồng bộ giữa TCTD với ban ngành, đoàn thể nhằm giúp các hộ tiếp cận tốt hơn với dịch vụ tín dụng và đặc biệt không để xảy ra tình trạng số hộ nghèo muốn tiếp cận TTTD nhưng không tiếp cận được, làm sao đảm bảo các hộđều được tiếp cận thông tin rõ ràng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

b. Mức độ tiếp cận thông tin

Hiểu biết chi tiết về các TCTD (về thủ tục, lãi suất, hình thức điều kiện cho vay, …) là một lợi thế giúp hộ nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn này. Mức

độ tiếp nhận thông tin của các hộ trong nhóm hộ điều tra về các TCTD được thể

hiện thông qua bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4 Mức độ hiểu biết về thông tin tín dụng của hộ nghèo Nội dung Bản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Tổng số hộđiều tra 35 100 35 100 35 100 105 100 1.Số hộ chưa từng biết

thông tin vay vốn 7 20 5 14,29 5 14,29 17 16,19

2.Số hộ biết thông tin

vay vốn 28 80 30 85,71 30 85,71 88 83,81

3.Số hộ biết đầy đủ về

thông tin 5 14,29 8 22,86 7 20 20 19,05

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014

Bảng 4.4 cho thấy số hộ hiểu một cách chi tiết và đầy đủ các thông tin liên quan đến các TTTD như về thủ tục, lãi suất, mức vốn được vay và về thời gian vay là chưa cao, chỉ chiếm 19,05% tổng số hộ điều tra. Số hộ hiểu biết đầy đủ thông tin tại xã Bản Mế là 5 hộ chiếm 14,29% tổng số hộđược điều tra, xã Cán Cấu là 8 hộ chiếm 22,86% và Mản Thẩn là 20% tổng số hộ điều tra. Điều cá biệt là vẫn còn tồn tại những hộ chưa từng nghe thông tin vay vốn từ TCTD. Cụ thể xã Bản Mế có 7 hộ

chiếm 20% tổng số hộđược điều tra, xã Cán Cấu và xã Mản Thẩn đều có 5 hộ chiếm 14,29%. Tỷ lệ hộ biết đến thông tin vay vốn chiếm tỷ lệ khá cao tới 83,81% tổng số

hộđiều tra, tuy nhiên chủ yếu là các hộ tự tìm hiểu và chỉ biết sơ qua về TTTD. Như vậy, các hộ trên địa bàn huyện tiếp cận TTTD chưa thật sự đầy đủ. Nguyên nhân là do đi làm không chú ý đến thông tin, không chú ý đến bản tin của UBND thông báo, không tham dự đầy đủ các buổi họp thôn, họp chi hội, CBTD ít tuyên truyền tới từng hộ gia đình,...nên không nắm bắt được thông tin về vay vốn từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

4.2.2.2 Mức độ tiếp cận với các thủ tục vay vốn

Khi đã nắm bắt được các TTTD, các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sẽ phải tiến hành làm các thủ tục theo quy định đểđược vay vốn từ NHCSXH. Để vay được vốn các hộ phải làm đơn xin vay, kèm theo kế hoạch sử dụng vốn (mục đích sử

dụng vốn) để được vay vốn. Kết quả điều tra tỷ lệ hộ nghèo tiến hành làm đơn vay vốn trên số hộ có nhu cầu vay vốn được thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây.

Bảng 4.5 Tỷ lệ hộ nghèo làm đơn xin vay vốn

Nội dung Bản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Tổng số hộđiều tra 35 100 35 100 35 100 105 100 Số hộđã tiếp cận TTTD 28 80 30 85,71 30 85,71 88 83,81 Số hộ làm đơn xin vay 23 82,14 26 86,67 25 83,33 74 84,09 Số hộ không làm đơn 5 17,86 4 13,33 5 16,67 14 15,91

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014

Như vậy, qua bảng 4.5 cho thấy, khi các hộ nghèo đã nắm được thông tin vay vốn thì tỷ lệ các hộ tiến hành làm đơn xin vay vốn chiếm tỷ lệ 84,09%, còn lại 15,91% số hộ không làm đơn xin vay. Cụ thể đối với xã Bản Mế tỷ lệ các hộ

làm đơn xin vay là 82,14%, còn 17,86% hộ không làm đơn; hai xã Cán Cấu và Mản Thẩn tỷ lệ hộ làm đơn xin vay lần lượt là 86,67% và 83,33%. Như vậy, đại

đa số các hộ nghèo đều có ý thức trong việc làm đơn xin vay, điều này cũng thể

hiện nguyện vọng cũng như nhu cầu của hộ nghèo vay vốn làm ăn tương đối cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số các hộ nghèo chưa thực sự

quyết tâm vay vốn, trong tổng số 88 hộ biết được thông tin vay vốn thì vẫn còn tồn 14 hộ nghèo không làm đơn, tỷ lệ này tương ứng là 15,19%. Đại đa số các hộ

này đều thuộc nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp, họ ngại làm đơn từ, lại không được sự giúp đỡ tận tình của các thành viên trong tổ TK&VV cũng như

CBTD và các tổ chức đoàn thể. Ở họ vẫn còn tâm lý e ngại, chưa mạnh dạn để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

4.2.2.3 Mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng

Các hộ nghèo trên địa bàn huyện có điểm thuận lợi là đã được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, cũng như chứng nhận tham gia tổ TK&VV để họ dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Do đó, về cơ bản các hộ có

đủ điều kiện để được vay vốn, chỉ cần căn cứ vào kế hoạch sử dụng vốn có hợp lý hay không họ sẽ được vay.

Mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các hộ nghèo được phản ánh thông qua bảng 4.6 dưới đây.

Bảng 4.6 Mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo Nội dung Bản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Tổng số hộđiều tra 35 100 35 100 35 100 105 100 Chưa từng vay vốn 15 42,86 11 31,43 12 34,29 38 36,19 Đã từng vay vốn 20 57,14 24 68,57 23 65,71 67 63,81 Thường xuyên vay vốn 5 14,29 8 22,86 7 20 20 19,05

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014

Qua bảng số liệu 4.6 cho thấy tỷ lệ số hộ chưa từng vay vốn/tổng số hộ điều tra chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ lệ này chiếm tới 36,19% và có sự khác nhau giữa các xã. Trong tổng số 35 hộ điều tra ở mỗi xã thì xã Bản Mế có tới 15 hộ chưa từng vay vốn tương ứng 42,86%, Mản Thẩn có 12 hộ tương ứng 34,29% và Cán Cấu có 11 hộ tương ứng 31,43%. Đặc biệt tỷ lệ số hộ thường xuyên vay vốn tín dụng/tổng số

hộ điều tra ở cả 3 xã chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ này chỉ là 19,05% tổng số hộ điều tra,

đây là các hộ thực sự nắm được đầy đủ các thông tin về thủ tục vay, điều kiện vay,…của ngân hàng nên họ mạnh dạn vay vốn thường xuyên. Trong đó ở xã Bản Mế với tỷ lệ thấp nhất là 14,29% so với tổng số, xã Cán Cấu là 22,86% và xã Mản Thẩn tỷ lệ tương ứng là 20%. Mức độ thường xuyên tiếp cận với nguồn vốn TD của hộ nghèo phản ánh một phần hiệu quả sử dụng vốn vay. Điều này chứng tỏ các hộ

nghèo sử dụng vốn vẫn chưa hiệu quả, đòi hỏi có các biện pháp hữu hiệu và sự quan tâm hơn của các cấp các ngành giúp đỡ hộ nghèo về khoa học kỹ thuật, cách làm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 ăn,... Bên cạnh đó bản thân hộ nghèo cũng cần phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm sản xuất để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.

4.2.2.4 Phương thức tiếp cận với nguồn vốn tín dụng

Theo kết quả điều tra, 100% các hộ nghèo đều tham gia vay vốn từ

NHCSXH huyện Si Ma Cai theo hình thức tín chấp, thông qua bốn TCXH là HND, HCCB, HPN, ĐTN. Tùy vào mỗi gia đình họ lại lựa chọn một trong bốn TCXH để thông qua đó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Tỷ lệ hộ nghèo tham gia vào một trong bốn TCXH trên vay được vốn từ NHCSXH được cụ thể hóa trong bảng số liệu 4.7 dưới đây.

Bảng 4.7 Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn thông qua các tổ chức xã hội Nội dung Bản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 57)