Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 25)

2.1.6.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước

Sự can thiệp (điều tiết) của Nhà nước đối với nền kinh tế là một tác nhân quan trọng đối với sựổn định và phát triển kinh tế. Sựđiều tiết của Nhà nước đúng, kịp thời sẽ giúp môi trường kinh tế được lành mạnh hóa, hoặc ngược lại sẽ gây rối loạn thị trường. Nhà nước có các chính sách hỗ trợ vốn cho các vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo kịp thời, liên tục; có chính sách hướng dẫn hộđầu tư vốn vào lĩnh vực nào trong từng thời kỳ, xử lý rủi ro kịp thời cho hộ nghèo, thì vốn vay dễ có

điều kiện phát huy hiệu quả cao. Sản phẩm làm ra của hộ nghèo, nếu có thị trường tiêu thụ tốt, thì dễ tiêu thụ có lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao và ngược lại; nếu Nhà nước có các chính sách đúng, kịp thời hỗ trợ hộ nghèo trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì góp phần làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nhà nước phải

đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng và nâng cấp các con đường giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi và chợ.….

Chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với hộ nghèo là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và khá rõ nét đối với sự tiếp cận tín dụng của hộ nghèo, khi có chính sách tín dụng ưu đãi, tín dụng hỗ trợ phát triển SXKD ….thì hộ nghèo mới có cơ hội

để vay vốn đầu tư SXKD, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện

đời sống… Chính vì vậy, Nhà nước càng có các cơ chế chính sách phù hợp đối với hộ

nghèo thì khả năng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng càng cao.

2.1.6.2 Từ phía các tổ chức tín dụng

Theo Giang Thị Thía (2006), yếu tốảnh hưởng xuất phát từ phía TCTD bao gồm:

Thủ tục, lãi suất, thời gian và phương pháp cho vay của các tổ chức tín dụng

Hộ nghèo vốn có học ít, lạc hậu, lại bận nhiều công việc đồng áng, … nên đi vay vốn họ thường rất sợ những thủ tục rườm rà, lãi suất cao, thời gian vay ngắn và phương pháp cho vay cứng nhắc của CBTD. Hộ nghèo có thể không dám vay chỉ vì sợ không biết làm thủ tục vay, phải đi làm lại nhiều lần hoặc sợ phải chi phí một khoản ngầm nào đó thì CBTD mới làm thủ tục cho vay. Hoặc lãi suất vay cao, thời gian vay lại ngắn cũng cản trở hộ nghèo đi vay vốn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15

Thông tin, hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng về vay vốn đến với hộ nghèo

Các TCTD chính thức quảng bá đến hộ nghèo về hoạt động của mình bằng nhiều hình thức như trưng bày, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin

đại chúng,... hộ nghèo sống ở các vùng nông thôn nên họ ít được tiếp cận với những thông tin cập nhật, không có điều kiện tự tìm tòi thông tin do quá bận rộn với công việc đồng áng. Vì vậy, hình thức quảng bá của các TCTD đến tận hộ nghèo sẽ giúp họ hiểu hơn về các TCTD, hiểu rõ quyền lợi của mình khi vay vốn và hiểu được tầm quan trọng của vay vốn phát triển sản xuất để thoát khỏi nghèo đói và mong làm giàu từ chính mảnh đất của mình.

Mạng lưới của các tổ chức tín dụng

Những nơi nào sẵn có các TCTD thì hộ nghèo sẽ tiếp cận được nguồn vốn nhiều hơn. Thường những nơi sẵn có các TCTD thì người dân ởđó sẽ có điều kiện tìm hiểu về thủ tục đểđược vay vốn hơn các nơi không có. Có TCTD thì các hộ nghèo có nhiều thời gian hơn, thường xuyên hơn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn. Các hộ

dân không quá gò bó về thời gian lao động sản xuất, nhưng sự sắp xếp, bố trí thời gian của họ không phải lúc nào cũng phù hợp với thời gian giao dịch của TCTD.

Trình độ chuyên môn và thái độ làm việc của cán bộ tín dụng

Trình độ chuyên môn và thái độ làm việc của CBTD có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo. Đa số hộ nghèo có trình độ thấp, ít

được tiếp xúc với giấy tờ nên khi có nhu cầu vay vốn họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục giấy tờ xin vay vốn và họ rất cần thái độ làm việc cởi mở, hướng dẫn nhiệt tình của CBTD. Khi người dân nhận được thái độ lạnh nhạt, sự giúp đỡ kém nhiệt tình và hành động quát tháo từ CBTD thì họ có tâm lý tự ti, tự ái, sợ và không muốn vay vốn từ các TCTD.

2.1.6.3 Từ phía các đoàn thể xã hội

Năng lực cán bộ các hội, đoàn thể còn hạn chế, ví dụ: chỉ có thể hỗ trợ vay vốn nhưng không hỗ trợ được việc lập kế hoạch sinh kế bền vững, không hỗ trợ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

Nặng về hình thức, ít chú ý đến chiều sâu, ví dụ như việc bảo lãnh vay vốn còn dàn trải, chỉ chú ý đến chỉ tiêu định mức giải ngân theo kế hoạch chứ

chưa chú ý nhiều đến việc hỗ trợ cho người dân sử dụng vốn đạt hiệu quả;

2.1.6.4 Sự phối hợp của TCTD với cơ quan quản lý Nhà nước

Sự phối hợp giữa các ban ngành không tốt, đặc biệt với đơn vị cung ứng các dịch vụ công như: khuyến nông, khuyến lâm; tư vấn thị trường; trợ giúp pháp lý để

hỗ trợ người dân tiếp cận và sử dụng nguồn vốn thì ảnh hưởng không nhỏ tới khả

năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo. Sự phối hợp của TCTD và cơ quan quản lý càng chặt chẽ thì hiệu quả, khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo càng cao.

2.1.6.5 Xuất phát từ phía hộ nghèo Trình độ học vấn và nhận thức

Trình độ học vấn và nhận thức của hộ nghèo là một yếu tố rất quan trọng tác

động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo. Khi hộ nghèo có trình độ học vấn càng cao thì nhận thức việc vay vốn đầu tư phát triển sản xuất và sử dụng vốn của họ chắc chắn sẽ càng tốt. Từđó họ có những tính toán, lập dự án sản xuất cụ thể và đi đến quyết định vay vốn để sản xuất. Ngược lại với những hộ

nghèo còn hạn chế về trình độ học vấn thì họ sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính thức. Vì để vay được vốn từ các tổ chức này thì các hộ cần phải làm các thủ tục cần thiết, phải hiểu, viết và ký một số giấy tờ cần thiết. Đối với các hộ nếu có trình độ văn hóa thấp thường không tự tin, không dám mạo hiểm đầu tư sản xuất, họ sợ rủi ro.

Giới tính chủ hộ

Nhìn chung những chủ hộ là nam giới thường mạnh dạn hơn những chủ hộ là nữ giới, nam giới thường quyết đoán và mạo hiểm hơn, dám làm, dám chịu,...Nữ giới thường thận trọng hơn và có quan điểm lấy công làm lãi, không dám mạo hiểm mở

rộng sản xuất. Đặc biệt trong nông thôn hiện nay có một số nơi vẫn tồn tại luồng tư

tưởng “trọng nam khinh nữ” nên người phụ nữ trong gia đình không được coi trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong chuyện tính toán làm ăn, họ không có quyền ra quyết định nên vay vốn hay không để sản xuất. Do đó, chủ hộ là nữ giới thường khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng so với chủ hộ là nam giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17

Tâm lý của hộ nghèo

Tâm lý của hộ nghèo là yếu tố trực tiếp quyết định tới việc họ có vay vốn hay không. Họ có tâm lý e dè, không mạnh dạn vay vốn để SXKD thì dù phía TCTD có tạo điều kiện tới mấy cũng chưa chắc đã có hiệu quả. Do đó yếu tố tâm lý của hộ nghèo diễn biến ra làm sao, thực chất do đâu họ không muốn vay vốn là một trong những câu hỏi cần trả lời để đưa ra giải pháp giúp họ mạnh dạn hơn để

tiếp cận với các nguồn vốn. Giúp họ cải thiện cuộc sống để thoát nghèo và làm giàu chính đáng (Giang Thị Thía, 2006).

Yếu tố dân tộc

Yếu tố dân tộc là yếu tốảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo. Nếu các hộ nghèo rơi vào nhóm dân tộc thiểu số thì sẽ hạn chế hơn về

khả năng tiếp cận, nắm bắt các thông tin cũng như quy định chung của phía TCTD cũng như Nhà nước. Phía các ban ngành Đoàn thểđịa phương, các TCXH, TCTD cũng như Nhà nước sẽ cần phải có các chính sách đặc thù đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Ví dụ như NHCSXH có hướng dẫn “Thực hiện cho vay vốn để hỗ trợđất sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩu lao động cho hộđồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số

755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ”

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)