- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số
K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1 Hoạt động của tổ chức tín dụng tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
4.2.1.1 Nguồn vốn của NHCSXH huyện Si Ma Cai
Nguồn vốn của NHCSXH huyện Si Ma Cai bao gồm 2 nguồn: Ngân sách TW và huy động từđịa phương. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn từ TW đưa xuống, nguồn vốn của địa phương không đáng kể chỉ chiếm từ 1 - 4% trong tổng nguồn vốn.
Điều này cho thấy ngân hàng không tự chủ động được nguồn vốn để cho đối tượng chính sách vay. Nguồn vốn của địa phương dành cho đối tượng chính sách là quá ít, do
đó việc quan tâm tới các hộ gia đình chính sách của huyện còn nhiều hạn chế.
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Si Ma Cai
Đơn vị: Tỷđồng; % Nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dư % Số dư % Số dư % Số dư % Số dư % Tổng nguồn vốn 109,861 100 101,413 100 98,793 100 117,422 100 143,625 100 `Trong đó: Nguồn vốn TW 105,357 95,90 97,377 96,02 97,312 98,55 115,892 98,70 140,591 97,89 Nguồn vốn ĐP 4,504 4,01 4,036 3,98 1,481 1,45 1,530 1,30 3,034 2,11
Nguồn: NHCSXH huyện Si Ma Cai
Dựa vào bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ nguồn vốn tăng đều trong các năm từ 2010 tới 2014, duy nhất chỉ có năm 2012 nguồn vồn giảm có thể do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thị trường. Tuy nhiên với nguồn vốn được duy trì ổn định đã giúp cải thiện đáng kể
cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là các hộ nghèo, nguồn vốn vay ổn
định hàng năm giúp họ SXKD, cải thiện điều kiên sống.
Song với nguồn vốn này vẫn chưa thể đáp ứng được hết so với nhu cầu, bởi tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện rất cao, thuộc một trong 62 huyện nghèo nhất cả
nước. Do đó cần có các biện pháp phù hợp để các hộ nghèo có thể tiếp cận được với nguồn vốn này, để nâng cao mức sống, nâng cao dân sinh và trình độ dân trí của địa phương, để hộ nghèo vươn lên, sớm thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
4.2.1.2 Hoạt động cho vay vốn của NHCSXH huyện Si Ma Cai a. Đối tượng vay
Hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg ngày 30/01/2011, quy định chuẩn Hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng trở xuống;
+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng trở xuống.
b. Điều kiên để tiếp cận vốn tín dụng
Đểđược vay vốn từ NHCSXH đòi hỏi các hộ phải có những điều kiện sau: Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay;
Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ;
Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ TK&VV có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn;
Chủ hộ hoặc người thừa kếđược uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia
đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.
c. Hình thức tiếp cận
Hộ nghèo vay vốn tín dụng từ NHCSXH được thực hiện thông qua hệ
thống các tổ chức, đoàn thể chính quyền địa phương. Thông qua việc lập các tổ
TK&VV tại các cộng đồng dân cư.
Số thành viên mỗi tổ không quá 70 người/tổ được sắp xếp theo địa bàn khu phố, xóm ấp. Mỗi tổ TK&VV có tổ trưởng, tổ phó và tổ viên. Quản lý các tổ
TK&VV có cán bộ Ban quản lý tổ TK&VV do cán bộ Ban thường vụ các Hội, cán bộ Ban XĐGN kiêm nhiệm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
NHCSXH ủy thác bán phần cho các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện các công đoạn như chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ TK&VV. Ban quản lý tổ TK&VV
được NHCSXH ủy nhiệm thực hiện một số công việc: kiểm tra sau khi phát vay, thu lãi, đôn đốc người vay trả nợ …
d. Thủ tục cho vay
Bước 1: Đối với hộ nghèo
Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV;
Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi Tổ trưởng tổ TK&VV;
Khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân thì phải có ảnh dán trên Sổ vay vốn để nhận tiền vay.
Bước 2: Đối với Tổ TK&VV
Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo;
Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban XĐGN xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi ngân hang;
Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo;
Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn.
Chú ý: Những hộ nghèo không được vay vốn
Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động;
Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
Bước 3: Đối với Uỷ ban nhân dân
Nhận danh sách xin vay vốn của tổ viên từ tổ TK & VV;
Tiến hành điều tra thông tin liên quan đến người xin vay vốn có đủ điều kiện
để vay vốn hay không;
Đưa ra quyết định cho vay đối với những tổ viên đủ điều kiện, lập danh sách gửi đến NHCSXH.
Bước 4: Đối với NHCSXH
Hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn từ các tổ TK& VV, thông báo lịch giải ngân,
địa điểm giải ngân cho tổ TK & VV, tổ thu chi nghiệp vụ;
Phối hợp với các cấp, các tổ chức nhận uỷ thác trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng giám sát các hoạt động của tổ TK & VV, phối hợp với các ngành chức năng lồng ghép các trương trình khuyến nông, khuyến ngư
với trương trình vay vốn trên địa bàn.
Nguồn: NHCSXH Việt Nam
Sơđồ 4.1 Sơđồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo Chú thích:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban XĐGN và UBND xã.
3. Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng.
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa
điểm giải ngân cho UBND xã.
5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội. 6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV.
7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.
8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.
e. Lãi suất cho vay
Áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ;
Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, giải quyết việc làm, đối tượng chính sách
đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên là 7,2%/năm (0,6%/tháng) (Theo Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 6/6/2014).
Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất trong hạn.
f. Thời gian cho vay
Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (1 năm).
Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm).
Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng (đối với trường hợp cho vay để trang trải chi phí cho con em học phổ thông).
NHCSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: - Mục đích sử dụng vốn vay của người vay;
- Thời hạn thu hồi vốn của phương án đầu tư (chu kỳ SXKD); - Khả năng trả nợ của người vay;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
g. Số vốn được vay/lượt vay
Cho vay đểđầu tư vào SXKD, dịch vụ: Tối đa không quá 30 triệu đồng.
Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: Nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và chi phí học tập, gồm:
Cho vay sửa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ; Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ; Cho vay NS&VSMTNT: Tối đa không quá 4 triệu đồng/hộ;
Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp phổ thông: Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi bao gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục.