- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số
K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2 Từ phía các tổ chức tín dụng
4.3.2.1 Về thủ tục vay vốn
Thủ tục và phương pháp cho vay vốn TCTD có ảnh hưởng đến sự tiếp cận của hộ nghèo, tổ chức có thủ tục và phương pháp cho vay đơn giản, lãi suất thấp thì sẽ thu hút được số lượng hộ vay vốn cao hơn.
Ý kiến đánh giá của các hộ nghèo đã vay vốn trên địa bàn huyện Si Ma Cai về thủ tục cho vay vốn của NHCSXH huyện Si Ma Cai được thể hiện ở bảng 4.16.
Bảng 4.16 Đánh giá của các hộ về thủ tục cho vay của NHCSXH Chỉ tiêu Bản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Số hộ vay vốn 20 100 24 100 23 100 67 100 Rườm rà 7 35 8 33,33 7 30,43 22 32,84 Bình thường 9 45 11 45,83 11 47,83 31 46,27 Thuận lợi 4 20 5 20,83 5 21,74 14 20,90
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
Bảng 4.16 cho thấy đa số các hộ khi vay vốn đều cho rằng thủ tục vay vốn ở
mức độ bình thường chiếm tỷ lệ 46,27% so với tổng số hộ nghèo đã vay vốn. Trong khi đó, số hộ nghèo nhận xét về thủ tục cho vay vốn tín dụng thuận lợi chiếm thấp nhất, với tỷ lệ chỉ là 20,90%, vẫn còn có tới 32,84% số hộ vay vốn cho rằng thủ tục vay vốn vẫn rườm rà, phức tạp.
Nguyên nhân là do hộ nghèo không trực tiếp vay vốn từ ngân hàng mà phải thông qua bốn TCXH là HPN, HND, HCCB, ĐTN nên lòng vòng, từ quá trình làm đơn vay tới thời gian giải ngân vốn vay vẫn kéo dài, bên cạnh đó thời gian giao dịch ít. Các hộ nghèo có trình độ học vấn thấp, nên họ ngại khi tiếp xúc với các thủ tục giấy tờ. Đây chính là một trở ngại lớn đối với sự tiếp cận tín dụng của bản thân hộ nghèo.
Mặt khác khi các hộ nghèo đã hoàn thiện thủ tục xin vay lại phải chờ phía ngân hàng thẩm định, xác định xem học có đủ các điều kiện để được vay hay không. Theo kết quả điều tra các CBTD về thời gian thẩm định cho vay đối với hộ nghèo thì đa số họđều cho rằng thời gian thẩm định cho vay lâu.
Hộp 4.3 Thời gian thẩm định lâu
“Các chương trình cho vay ưu đãi dành cho hộ nghèo có nhiều thuận lợi, giúp họ có nguồn vốn với lãi suất thấp. Tuy nhiên, để vay được vốn thì thời gian chờđợi lâu, khi các thủ tục xin vay vốn đã hoàn tất thì lại phải chờ phía ngân hàng thẩm định và thời gian thẩm định khá lâu có khi phải kéo dài hàng tháng. Bởi lẽ
trên địa bàn huyện số lượng hộ nghèo lớn, chúng tôi phải rà soát trong một thời gian dài mới hết, bên cạnh đó còn phải dựa vào kế hoạch, mục đích xin vay của hộ
nghèo mới quyết định có họ vay hay không”
Anh Dương cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Si Ma Cai, ngày 14/12/2014
Chính vì vậy, để các hộ nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai tiếp cận được với nguồn vốn TD được thuận lợi thì NHCSXH huyện cần đơn giản hóa thủ tục cho phù hợp và linh hoạt hơn. Đối với các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn xã cũng cần giúp đỡ nhiệt tình hơn, như truyền tải thông tin về TCTD đến với hộ nông dân nói chung, đặc biệt là hộ nghèo kịp thời, hướng dẫn họ khi vay vốn để các các hộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
4.3.2.2 Về lãi suất vay
Lãi suất cho vay của TCTD là một trong những căn cứ quan trọng để hộ
nghèo đi đến quyết định vay vốn hay không. Không chỉ có điều kiện vay vốn, thủ
tục vay hay lượng vốn được vay mà còn phụ thuộc nhiều vào lãi suất cho vay của ngân hàng đó nên ngân hàng có lãi suất thấp sẽ thu hút được số lượng người vay vốn đông. Kết quả điều tra và phỏng vấn trực tiếp hộ nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, các hộ vay vốn từ NHCSXH gián tiếp qua các tổ chức đoàn thể trên địa bàn các xã.
Ý kiến của hộ nghèo đã vay vốn về lãi suất cho vay của TCTD được thể
hiện ở bảng 4.17.
Bảng 4.17 Đánh giá của chủ hộ về lãi suất cho vay của TCTD Chỉ tiêu B ản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Tổng số hộ vay vốn 20 100 24 100 23 100 67 100 Cao 3 15 4 16,67 4 17,39 11 16,42 Trung bình 14 70 15 62,50 15 65,22 44 65,67 Thấp 3 15 5 20,83 4 17,39 12 17,91
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014
Bảng 4.17 cho thấy, đa số cho rằng lãi suất như vậy là trung bình (vừa) chiếm 65,67% tổng số hộ vay vốn. Cụ thể tỷ lệ này tương ứng với từng xã Bản Mế, Cán Cấu và Mản Thẩn lần lượt là 70%; 62,50% và 65,22%. Có 17,91% số
hộ nghèo đã vay vốn cho rằng với mức lãi suất như hiện tại là thấp. Tuy nhiên cũng vẫn có khá nhiều ý kiến của các hộ nghèo cho rằng mức lãi suất như vậy là cao, cụ thể tỷ lệ này chiếm tương ứng là 16,42%. Như vậy vấn đề lãi suất vẫn còn ảnh hưởng tới một bộ phận không nhỏ các hộ nghèo trong quá trình tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH, từ phía ngân hàng cũng như các ban ngành đoàn thể cần xem xét, giúp đỡ các hộ nghèo vay vốn không chỉ về lãi suất mà giúp họ làm ăn, cải thiện cuộc sống. Cần có các điều chỉnh hợp lý đối với từng nhóm đối tượng cho vay, để giúp nhiều hộ nghèo có thể tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
4.3.2.3 Lượng vốn cho vay và thời gian cho vay
Mức vốn vay và thời hạn cho vay của TCTD có tác động rất lớn đối với các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn. Tâm lý chung của các hộ nghèo là muốn vay được vốn trong thời gian dài để SXKD, giúp vốn có thể sinh lời một cách hiệu quảđểđảm bảo trả được nợ cho ngân hàng đúng thời hạn.
Bảng 4.18 Đánh giá của các hộ về lượng vốn và thời gian vay của TCTD Diễn giải Bản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Tổng số hộ vay vốn 20 100 24 100 23 100 67 100 1.Mức vốn vay/lượt hộ - Cao 2 10 3 12,50 3 13,04 8 11,94 - Trung bình 15 75 17 70,83 17 73,91 49 73,13 - Thấp 3 15 4 16,67 3 13,04 10 14,93 2.Thời gian vay - Dài 4 20 5 20,83 4 17,39 13 19,40 - Trung bình 12 60 15 62,50 13 56,52 40 59,70 - Ngắn 4 20 4 16,67 6 26,09 14 20,90
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014
Bảng 4.18 cho thấy TCTD vẫn còn hạn chế về thời gian và lượng vốn cho vay. Chỉ có 11,94% số hộ điều tra cho rằng với mức vốn vay/lượt như hiện tại là cao. Còn đại đa số các hộđều cho rằng tỷ lệ vốn vay như hiện tại là trung bình (vừa phải), tỷ lệ này chiếm 73,13%. Còn lại cũng có tới 14,93% số hộ vay vốn cho rằng với lượng vốn vay như hiện tại là thấp.
Sở dĩ tồn tại một lượng ý kiến khá lớn của các hộ nghèo về mức vốn vay/lượt hộ thấp là vì lượng vốn của NHCSXH phụ thuộc vào nguồn vốn TW cấp xuống, vốn huy động được ít nên mức vốn cho các hộ vay cũng không nhiều. Ngoài ra lượng vốn vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng vốn của hộ nghèo khi làm đơn để vay vốn. Xét trên tính khả thi của kế hoạch vay vốn mà hộ nghèo sẽ được vay lượng vốn thích hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68
Theo kết quả phỏng vấn sâu các CBTD thì 100% họđều nhận định rằng lượng vốn hiện nay không đủ so với nhu cầu của các hộ nghèo trên địa bàn huyện, tỷ lệ nghèo
đói vẫn chiếm tỷ lệ cao dẫn tới nguồn vốn cần để giúp họ thoát nghèo lớn.
Hộp 4.4 Lượng vốn vay không đủ so với nhu cầu
“Hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, họ cần rất nhiều vốn để sản xuất kinh doanh để thoát nghèo, tuy nhiên với tổng nguồn vốn của ngân hàng không thể đáp ứng toàn bộ, chỉ những hộ nghèo nào có các thủ
tục vay vốn đúng theo yêu cầu và mục đích sử dụng hợp lý mới được phía ngân hàng cho vay”
Anh Kiên cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Si Ma Cai, ngày 14/12/2014
Bên cạnh đó, thời gian vay cũng là một yếu tốảnh hưởng chính đến sự tiếp cận nguồn vốn TD của các hộ nhèo. Đa số các hộ nghèo đều có ý kiến cho rằng thời gian cho vay của các TCTD là trung bình (vừa phải), tỷ lệ này chiếm 59,70% tổng số hộ vay vốn, bên cạnh đó có 19,40% số hộ vay vốn cho rằng thời gian vay dài,
đặc biệt vẫn tồn tại tới 20,90% số hộđiều tra cho rằng thời gian vay vốn như vậy là ngắn, không đủ thời gian quay vòng vốn. Đây cũng là một trong những lý do làm cho một số hộ không dám vay vốn.
Thời hạn cho vay ngắn là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng dư nợ, không trả nợđúng kỳ hạn của một số hộ nông dân khi vay vốn. Đặc biệt đối với các hộ vay vốn đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi, ngành sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất dài, gặp nhiều rủi ro khó kiểm soát được. Các hộ hoàn trả vốn chậm sẽ bị phạt thông qua tăng lãi suất của ngân hàng lên. Tình trạng bán gấp tài sản, đất đai, nhà cửa để thanh toán nợ cho ngân hàng, lâm vào cảnh đã nghèo còn nghèo hơn xảy ra ở một số hộ. Như vậy, thời gian vay vốn ngắn
đã hạn chế phát triển sản xuất của các hộ, đặc biệt đối với hộ nghèo kém nhanh nhậy cả về nhận thức và kiến thức SXKD.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69
Chính vì vậy TCTD cần điều chỉnh thời gian cho vay và mức vốn cho vay hợp lý để các hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn này yên tâm sản xuất, đáp ứng
đầy đủ lượng vốn có nhu cầu và đảm bảo thời gian quay vòng của đồng vốn và đặc biệt
đảm bảo thanh toán đúng thời hạn vốn cho ngân hàng.
4.3.2.4 Thông tin, hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng đến với người nghèo
Hộp 4.5 Ít thông tin về việc cho vay vốn
“ Nhà tôi muốn vay vốn để đầu tư vào cho chăn nuôi, nhưng khi tôi biết thông tin cho vay vốn của NHCSXH và đến để tìm hiểu các yêu cầu để được vay thì lại hết thời gian đăng ký để cho vay của ngân hàng nên đành chấp nhận không vay nữa. Tôi chỉ biết thông tin vay vốn khi nhà người bạn đã làm các đơn từ, thủ
tục vay vốn bảo cho, chứ không biết các thông tin về vay vốn từ phía ngân hàng hay phía UBND xã thông báo gì cả”.
Ông Giàng Sỳ Pao, thôn Sảng Mản Thẩn, xã Mản Thẩn, ngày 13/12/2014
Hình thức quảng bá của TCTD tới các đối tượng vay vốn có ảnh hưởng rất lớn tới sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Các hộ nghèo không chỉ biết đến các TCTD mà còn hiểu biết sâu sắc về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, các thủ tục vay vốn, lượng vốn
được vay và lãi xuất cho vay… từ đó, khi hộ nghèo có nhu cầu vay vốn SXKD… để
thoát nghèo sẽ tìm đến đúng TCTD phù hợp với quyền lợi của mình có trên địa bàn để
xin vay vốn. Công tác quảng bá tốt sẽ có ảnh hưởng rất tích cực tới sự tiếp cận của hộ
nghèo đối với nguồn vốn của TCTD, tuy nhiên trên thức tế, qua điều tra cho thấy hình thức quảng bá tại huyện Si Ma Cai chủ yếu là: qua các biển quảng cáo, tuyên truyền qua
đài phát thanh xã, huyện và qua các buổi họp thôn và xã với mức độ không thường xuyên, chỉ mang tính sơ qua. Bên cạnh đó với những hình thức tuyên truyền này chưa thực sự khả quan, bởi lẽ trên địa bàn các xã cơ sở vật chất còn hạn hẹp, cộng với trình độ
hiểu biết của người dân còn hạn chế. Các biển quảng cáo ít được mọi người chú ý tới, bởi có một bộ phận lớn người dân không biết chữ, các biển quảng cáo lại treo ở các vị trí không thuận lợi. Còn thông qua đài phát thanh xã, huyện thì gặp hạn chế lớn đó là địa bàn rộng, phức tạp, người dân sống phân tán, địa hình đồi núi nhiều, cộng với phương thức làm ăn chủ yếu vẫn là nương dãy nhiều nên khó có thể nghe được thông tin từđài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
phát thanh. Chính vì vậy mà các hộ nghèo không nắm được thông tin cần thiết. Qua kết quả điều tra ở bảng 4.4 có tới 16,19% số hộđược điều tra chưa từng biết thông tin về
vay vốn của TCTD; có 83,81% số hộ được biết thông tin về vay vốn tín dụng nhưng không biết đầy đủ các thông tin. Họ chỉ biết khi có nhu cầu vay vốn và tìm đến các cán bộ của các TCXH: HPN; HCCB, HND,… để nhờ giúp đỡ xin vay vốn. Một số hộ
không biết mình có nằm trong diện chính sách được vay ưu đãi từ NHCSXH hay không. Vì vậy, các TCTD cần quan tâm, đầu tư hơn nữa tới việc quảng bá rộng rãi thông tin tới các hộ nông dân, để họ có thể tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn tín dụng, cũng như nắm được các quyền lợi của mình khi tham gia vay vốn.
4.3.2.5 Mạng lưới của tổ chức tín dụng
Trên địa bàn huyện hiện tại chỉ có hai TCTD cung cấp vốn cho người dân đó là NHNo&PTNT và NHCSXH, tuy nhiên chỉ có NHCSXH tiến hành cho người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi gián tiếp thông qua các TCXH nên đây là một hạn chế khá lớn tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo.
Hộ nghèo muốn vay vốn ưu đãi phải thông qua một trong bốn TCXH là HPN, HND, HCCB hoặc ĐTN, nên do đặc điểm địa bàn của các xã trong huyện là khá phức tạp, các hộ không sống tập trung mà phân tán, thêm vào đó là lối sống sản xuất vẫn theo kiểu nương dãy chủ yếu nên khó để cho các hộ tiếp xúc được với TTTD.
Tại mỗi xã đều có một điểm giao dịch, tuy nhiên do địa bàn các xã là tương đối rộng, cộng với đó là địa hình đồi núi, ngày giao dịch hạn chế, điều kiện đi lại khó khăn nên ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận TTTD, cũng như nguồn vốn từ TCTD.
Hộp 4.6 Hạn chế vềđịa điểm và thời gian giao dịch vay vốn
“Tôi có nắm được một số thông tin về cho vay vốn ưu đãi của NHCSXH thông qua tìm hiểu từ bạn bè. Do đó, vào thời gian quy định giao dịch tại địa bàn xã tôi có đến để tìm hiểu các thông tin cụ thểđể làm như thế nào mới được vay vốn, nhưng do bận một chút công việc của gia đình, lại cộng với nhà xa địa điểm giao dịch; chưa có phương tiện đi lại nên tôi không kịp tới vào buổi sáng để được giải
đáp các thắc mắc cũng như tìm hiểu thủ tục tham gia vay vốn, thời gian giao dịch họ chỉ làm trong buổi sáng nên tôi đành đi về mà không được việc gì”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71
Do đó, để hộ nghèo tiếp cận được với vốn TD nhiều hơn thì các TCTD cần mở