Cơ chế chính sách của Nhàn ước

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 74)

- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1 Cơ chế chính sách của Nhàn ước

Danh sách các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách phát triển kinh tế, chính sách về dân tộc… tên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Si Ma Cai nói riêng được thể hiện ở phụ lục 5.

Trong đó có các chính sách đặc thù về cho vay vốn như: Quyết định số

71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ: Về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm, được triển khai vào năm 2005; Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ: Về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, được triển khai từ

năm 2007; Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg, ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015, được triển khai năm 2013, (Thay thế

Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 và Quyết định số 126/2008/ QĐ- TTg ngày 15/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS ĐBKK)….; Bên cạnh đó còn có nhiều chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, các chính sách đặc thù đối với hộ nghèo, chính sách về xây dựng nông thôn mới cũng được áp dụng và triển khai. Đặc biệt là Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về “giảm nghèo nhanh và bền vững”.

Khi các chính sách được triển khai làm cho cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tạo cho người dân nhiều cơ hội hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 để thoát nghèo, làm ăn kinh tếđể làm giàu cho bản thân một cách chính đáng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn còn tồn tại điểm điểm hạn chế như các chính sách còn thực hiện chưa đồng bộ, quá trình thực hiện còn chậm trề, thực hiện chưa đúng và đủ. Một phần do yếu tố từ bộ phận cán bộ triển khai chính sách của

địa phương, một phần do trình độ dân trí người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai còn hạn chế cộng với việc địa bàn huyện nhiều địa hình đồi núi, bộ phận người dân sống sống phân tán nhiều. Nên các chính sách đi vào đời sống của người dân còn tồn tại nhiều hạn chế.

Các chính sách còn chồng chéo, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể để

hướng dẫn việc thực hiện và triển khai chính sách. Chính sách ưu đãi đối với hộ

nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cùng có điều kiện đặc biệt khó khăn được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, trong khi trình độ và khả năng tiếp cận thông tin, hiểu biết pháp luật của cán bộđịa phương còn hạn chế. Khi tiếp cận chính sách,

địa phương rơi vào vòng luẩn quẩn của các quy định, văn bản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)