- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số
K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.3 Kết quả của hoạt động tín dụng tại huyện Si Ma Ca
4.2.3.1 Kết quả tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo ở NHCSXH trên địa bàn huyện Si Ma Cai
Qua bảng 4.11 ta thấy, trong tổng số 105 hộđiều tra thì có 88 hộ có nhu cầu vay vốn tương ứng với tỷ lệ là 83,81%, cụ thể tỷ lệ này với hai xã Cán Cấu và Mản Thẩn đều là 85,71% còn đối với xã Bản Mế chỉ là 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ số hộđược vay so với tổng số hộ điều tra chỉ tương ứng 63,81%, xã Bản Mế là xã có tỷ lệ số
hộđược vay thấp nhất tương ứng là 57,14%, cao nhất là xã Cán Cấu, tương ứng là 68,57%, tỷ lệ này cho thấy số hộ nghèo chưa vay được vốn vẫn khá cao.
Xét về số hộ được vay trên số hộ có nhu cầu vay vốn thì tỷ lệ này chiếm 76,14%, trong đó tại xã Cán Cấu với tỷ lệ cao nhất là 80%, xã Bản Mế có tỷ lệ hộ
nghèo được vay vốn trên số hộ có nhu cầu vay chiếm tỷ lệ thấp nhất tương ứng là 71,43%. Tỷ lệ bình quân các hộ được vay trong số hộ có nhu cầu là 76,14%, tỷ lệ
này tương đối cao, tuy nhiên vẫn còn một lượng khá lớn các hộ có nhu cầu nhưng chưa được vay, do đó từ phía ngân hàng, cũng như các cấp chính quyền địa phương, ban ngành Đoàn thể xã hội cần đưa ra các giải pháp để mọi người dân có nhu cầu đều được tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ, để họ có thể SXKD, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Bảng 4.11 Kết quả tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các hộ nghèo tại 3 xã điều tra Nội dung Bản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Tổng số hộđiều tra 35 100 35 100 35 100 105 100 Số hộ có nhu cầu vay vốn/Tổng số hộ 28 80 30 85,71 30 85,71 88 83,81 Số hộ làm đơn vay/Số hộ có nhu cầu vay 23 82,14 26 86,67 25 83,33 74 84,09 Số hộđược vay/ Tổng số hộ 20 57,14 24 68,57 23 65,71 67 63,81 Số hộđược vay/ Số hộ có nhu cầu 20 71,43 24 80 23 76,67 67 76,14 Số vốn vay BQ/ Lượt hộ (Triệu đồng) 12,18 13 12,96 12,73
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
Theo kết quả điều tra thu được thể hiện ở bảng 4.11 cho thấy, số hộ làm đơn vay vốn/Số hộ có nhu cầu vay chiếm tỷ lệ khá cao, bình quân là 84,09%. Cụ thể đối với xã Cán Cấu con số này là 86,67%, có tỷ lệ cao nhất trong số ba xã điều tra, xã có tỷ lệ hộ làm đơn vay thấp nhất là xã Bản Mế, tương ứng với 82,14%. Như
vậy về cơ bản, các hộ nghèo đã có ý thức trong việc thực hiện các quy định của NHCSXH về thủ tục vay vốn, họđã nắm được quy trình, cũng nhưđiều kiện thủ tục trước khi được bình xét để vay vốn.
Số vốn được vay BQ/lượt hộ là 12,73 triệu đồng. Cụ thể xã Mản Thẩn số vốn vay BQ/lượt hộ là 12,96 triệu đồng, xã Bản Mế và Cán Cấu lần lượt là 12,18 triệu
đồng và 13 triệu đồng/lượt hộ. Lượng vốn này về cơ bản không phải là con số cao, nhưng ở mức độ tổng thể của địa bàn huyện Si Ma Cai thì lượng vốn này giúp ích rất lớn cho các hộ nghèo để họ vượt khó thoát nghèo.
4.2.3.2 Tác động của vốn vay đến đời sống của hộ nghèo
Tác động của khoản vốn vay từ NHCSXH huyện đối với các hộ nghèo vay vốn được thể hiện ở bảng 4.12 dưới đây.
Bảng 4.12 Tác động của vốn vay tới đời sống của các hộ nghèo Tác động tới đời sống Bản Mế Cán Cấu Mản Thẩn Chung SL TL % SL TL% SL TL % SL TL% Số hộ vay vốn 20 100 24 100 23 100 67 100 Cải thiện 10 50 13 54,17 12 52,17 35 52,24 Không thay đổi 8 40 9 37,50 8 34,78 25 37,31 Tệ hơn trước 2 10 2 8,33 3 13,04 7 10,45
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014
Qua bảng 4.12 ta thấy, trong tổng số các hộđã được vay vốn là 67 hộ thì có 35 hộ cho rằng với nguồn vốn vay được giúp họ cải thiện được đời sống, tạo điều kiện cho họ mở rộng sản xuất, cũng như trang trải cho cuộc sống gia đình …. tỷ lệ số hộ
nhận định với ý kiến này tương ứng là 52,24%. Bên cạnh số hộ cho rằng nguồn vốn giúp cuộc sống của gia đình họ được cải thiện thì cũng có tới gần 50% số hộ cho rằng không có thay đổi gì, hoặc với nguồn vốn khi vay họ thậm chí gặp khó khăn hơn. Cụ thể có 37, 31% số hộ cho rằng với nguồn vốn được vay thì cuộc sống của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60
họ cũng không có gì thay đổi, tỷ lệ này cao nhất là ở xã Bản Mế với 40% số hộ, hai xã còn lại là Cán Cấu và Mản Thẩn chiếm tỷ lệ tương ứng là 37.50%; 34,78%.
Có điều đáng lo ngại là tỷ lệ số hộ sau khi được vay vốn thì cuộc sống lại trở
nên tệ hơn trước, trong 67 hộ vay vốn thì có 7 hộ rơi vào tình trạng này chiếm tỷ lệ
10,47%, cụ thể thì xã Mản Thẩn có 3 hộ, tương ứng tỷ lệ cao nhất trong 3 xã điều tra là 13,04%; hai xã còn lại với tỷ lệ lần lượt là 10% và 8,33%. Sở dĩ có tình trạng này vì khi
được vay vốn, các hộ gặp điều kiên bất lợi, không sử dụng nguồn vốn vay đúng với mục đích như gia đình Bà Sùng Thị Mẩy, thôn Sín Chải, xã Bản Mế thì khi vay vốn về
nhằm tăng gia sản xuất thì chồng bị tai nạn nên phải sử dụng tiền vay để chi trả viện phí, khi hết thời gian trả nợ không có tiền phải bán đất để trả nợ, làm cho điều kiện kinh tế trở nên khó khăn hơn.
Từ phía chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và TCXH cần chung tay, góp sức có các biện pháp giúp hộ nghèo SXKD, sử dụng đồng vốn đúng với mục đích ví dụ như tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn hộ nghèo làm
ăn; tận tình hướng dẫn họ tăng gia sản xuất….., để người dân có thể chủđộng với
đồng vốn trong tay cho quá trình SXKD.
4.2.3.3 Sự hài lòng của hộ nghèo về nguồn vốn tín dụng vay từ NHCSXH
Mức độ hài lòng của các hộ nghèo vay vốn tín dụng từ NHCSXH huyện Si Ma Cai được thể hiện trong bảng 4.13 dưới đây.
Bảng 4.13 Mức độ hài lòng về nguồn vốn vay tín dụng của NHCSXH
Ý kiến Tần số Tỷ lệ %
Hoàn toàn hài lòng 5 7,46
Hài lòng 30 44,78
Không có ý kiến 22 32,84
Không hài lòng 9 13,43
Hoàn toàn không hài lòng 1 1,49
Tổng 67 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014
Qua bảng 4.13 ta thấy, trong tổng số các hộ nghèo vay vốn khi được hỏi về
mức độ hài lòng của họ về khoản vốn vay, cũng như về các thủ tục, quy định … để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
lòng với khoản vay đó. Trong khi đó vẫn còn tồn tại khoảng 15% số hộ không hài lòng với các khoản vay và 32,84% số hộ không có ý kiến đánh giá về mức hài lòng.
Như vậy, từ phía các hộ nghèo cho thấy vẫn còn tồn tại những khúc mắc, những hạn chế trong quá trình vay vốn, sự không hài lòng của họ chứng tỏ vẫn còn những vướng mắc, những quy định, cách làm gây ảnh hưởng tới quá trình tiếp cận
được nguồn vốn.
Đây chỉ là đánh giá riêng trong bản thân những hộ nghèo vay được vốn. Ngoài ra còn các hộ nghèo thực sự có nhu cầu vay vốn nhưng không vay được (tỷ lệ
hộ nghèo được vay trên số hộ nghèo có nhu cầu chỉđạt 76,14%).
Do đó từ phía Chính phủ, NHCSXH, các ban ngành đoàn thể, cơ quan chức năng cần có các phương án, những điều chỉnh để giúp đồng vốn đến với mọi hộ
nghèo, để giúp họ vươn lên thoát nghèo cải thiện cuộc sống.