Thang đo BB

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 90)

4.3.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo BB bằng hệ số Cronbach’s

Alpha

Tương tự như thang đo CSR, thang đo BB cũng tiến hành xem các chỉ tiêu: hệ số Cronbach’s Apha, hệ số tương quan biến – tổng và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ từng biến. Kết quả cho thấy, với số biến quan sát là 12, hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,897 ( 0,7 <0,897<0,95). Hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3, và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ từng biến

trong mô hình đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo hiện tại (<0,897)

Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB

Kí hiệu Tiêu chí Tương quan biến – tổng Alpha nloại biếến u

Thang đo BB: Alpha = 0,897

Q5.BBnv1 DN dễ thu hút NV mới 0,631 0,888 Q5.BBnv2 NV gắn bó lâu dài với DN 0,738 0,883 Q5.BBnv3 NV hài lòng về công việc 0,640 0,888 Q5.BBnv4 Động lực làm việc của NV 0,565 0,892 Q5.BBkh1 Doanh thu của DN 0,449 0,897 Q5.BBkh2 Dễ dàng giữ chân KH hiện tại 0,638 0,888 Q5.BBkh3 Lượng KH trung thành với DN 0,632 0,888 Q5.BBdt1 Khảnăng NV công nhận DN thực hiện tốt TNXH 0,655 0,887 Q5.BBdt2 Khảnăng KH công nhận DN thực hiện tốt TNXH 0,677 0,886 Q5.BBdt3 Khảnăng DN khác công nhận DN thực hiện tốt TNXH 0,589 0,890

Q5.BBvon1 Dễ dàng nhận được vốn vay 0,588 0,891 Q5.BBvon2 Dễ dàng nhận được vốn đầu tư 0,585 0,891

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013

4.3.2.2 Đánh giá mức độ hội tụ các quan sát của thang đo BB bằng

phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo lợi ích kinh doanh cho kết quả EFA lần đầu đạt yêu cầu về giá trị Sig = 0,000 < 5% và trị số KMO = 0,855 (0,5 ≤ KMO = 0,855 ≤ 1), cho thấy các biến có tương quan với nhau và mô hình thích hợp để phân tích nhân tố. Tổng phương sai trích bằng 58,353% ( > 50%), trích được 3 nhân tố tại eigenvalue bằng 1,101. Tuy nhiên, xuất hiện nhiều biến quan sát có trọng số nhân tố < 0,5. Ta lần lượt loại từng biến có trọng số nhân tố nhỏ nhất ra khỏi thang đo.

Bảng 4.8 Kết quả EFA thang đo BB lần đầu

Kí hiệu Tiêu chí Trọng số nhân tố 1 2 3 Q5.BBnv1 DN dễ thu hút NV mới 0,354 Q5.BBnv2 NV gắn bó lâu dài với DN 0,780 Q5.BBnv3 NV hài lòng về công việc 0,922 Q5.BBnv4 Động lực làm việc của NV 0,906 Q5.BBkh1 Doanh thu của DN 0,772

Kí hiệu Tiêu chí Trọng số nhân tố 1 2 3 Q5.BBkh3 Lượng KH trung thành với DN 0,866 Q5.BBdt2 Khảnăng KH công nhận DN thực hiện tốt TNXH 0,485 Q5.BBdt3 Khảnăng DN khác công nhận DN thực hiện tốt TNXH 0,336

Q5.BBvon1 Dễ dàng nhận được vốn vay 0,823 Q5.BBvon2 Dễ dàng nhận được vốn đầu tư 0,900

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn DN, 2013

Đầu tiên là loại biến quan sát Q5.BBdt3 - Khả năng DN khác công nhận DN thực hiện tốt TNXH. Sau đó, chạy EFA lần 2, loại biến quan sát Q5.BBdt1 - Khả năng NV công nhận DN thực hiện tốt TNXH. Tiếp tục chạy EFA lần 3, loại biến quan sát Q5.BBdt2 - Khả năng KH công nhận DN thực hiện tốt TNXH. Thực hiện chạy EFA lần 4, vẫn còn biến quan sát có trọng số nhân tố <0,5, đó là Q5.BBnv1 - DN dễ thu hút NV mới. Sau khi loại biến Q5.BBnv1, chạy EFA lần 5, không còn biến quan sát nào không đạt yêu cầu. Thang đo được công nhận là phù hợp với Sig=0,000 < 5%, trị số KMO =0,771 (0,5 ≤ KMO = 0,771 ≤ 1), trích được 3 nhân tố tại eigenvalue bằng 1,052, phương sai trích bằng 66,731% (các nhóm nhân tố giải thích được 66,731% biến thiên của dữ liệu)

Trọng số nhân tố được trình bày dưới bảng sau: Bảng 4.9 Kết quả EFA thang đo BB lần cuối

Kí hiệu Tiêu chí Trọng số nhân tố 1 2 3 Q5.BBnv2 NV gắn bó lâu dài với DN 0,700 Q5.BBnv3 NV hài lòng về công việc 0,898 Q5.BBnv4 Động lực làm việc của NV 0,878 Q5.BBkh1 Doanh thu của DN 0,750 Q5.BBkh2 Dễ dàng giữ chân KH hiện tại 0,630 Q5.BBkh3 Lượng KH trung thành với DN 0,850

Q5.BBvon1 Dễ dàng nhận được vốn vay 0,791 Q5.BBvon2 Dễ dàng nhận được vốn đầu tư 0,867

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn DN năm 2013

Như vậy, có tổng cộng 4 biến quan sát bị loại trong thang đo BB, bao gồm: (1) Khả năng DN khác công nhận DN thực hiện tốt TNXH; (2) Khả năng NV công nhận DN thực hiện tốt TNXH; (3) Khả năng KH công nhận DN thực hiện tốt TNXH; (4) DN dễ thu hút NV mới. Ngoài trừ biến (4) liên quan đến

NV, các biến quan sát (1), (2), (3) liên quan đến danh tiếng đều bị loại. Có thể giải thích như sau:

(1) Khả năng DN khác công nhận DN thực hiện tốt TNXH. Thực hiện tốt TNXH hay không là một vấn đề khá trừu tượng, khó đo đạc, đối với bản thân bên trong DN đã khó, DN bên ngoài càng khó hơn. Các DN bên ngoài thường quan tâm đến đối thủ về sản phẩm, dịch vụ, lợi nhuận, doanh thu, thị phần,…ít quan tâm đến việc thực hiện TNXH. Mặt khác, trong môi trường cạnh tranh, hiếm khi có DN nào đề cao DN khác. Nếu có, đó chưa hẳn là lợi ích cho DN, chính sự đánh giá cao của các DN khác khiến mức độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt hơn. Do đó, biến quan sát này không có ý nghĩa thực tế.

(2) Khả năng NV công nhận DN thực hiện tốt TNXH. Các DN thường chú trọng nâng cao hình ảnh thực hiện tốt TNXH của DN trước KH, cộng đồng hay các phương tiện truyền thông mà ít quan tâm đến hình ảnh đối với NV. Một mặt, có thể DN muốn cắt giảm chi phí tuyên truyền nội bộ, mặt khác, có thể DN cho rằng NV là nguồn nhân lực bên trong DN, đã hiểu rõ những hoạt động của DN nên không cần quảng bá về việc thực hiện TNXH. Vì vậy, danh tiếng từ việc thực hiện TNXH của DN trong mắt của NV không có ý nghĩa, biến này bị loại ra khỏi thang đo.

(3) Khả năng KH công nhận DN thực hiện tốt TNXH. Các KH khi mua sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu chú trọng đến những lợi ích trực tiếp cho chính bản thân mình, ví dụ như: chất lượng, giá cả, hậu mãi mà ít quan tâm đến DN đã có những hoạt động nào ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Mặt khác, các DN khi quảng bá về sản phẩm hay dịch vụ trên các phương tiện truyền thông vẫn không quan tâm tuyên truyền TNXH. KH có ít thông tin về việc thực hiện TNXH của DN, vì thế không có những đánh giá chính xác về DN. Do đó có thể kết luận biến quan sát này không có ý nghĩa thực tiễn.

(4) DN dễ thu hút NV mới. TP. Cần Thơ có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động chân tay. Ở thành phố cũng tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng lớn, hằng năm cung cấp cho hàng nghìn nhân lực trí thức. Ngoài ra, với điều kiện cơ sở hạ tầng khá tốt, nền kinh tế đang trên đà phát triển, rất nhiều người lao động từ những tỉnh lân cận khác đổ về TP. Cần Thơ để tìm kiếm việc làm. Với số lượng và vị trí tuyển dụng như hiện nay, tình trạng cung nhiều hơn cầu đang diễn ra. DN không còn quá khó khăn để tìm kiếm NV có trình độ, tay nghề như trước. Vì vậy, biến quan sát này không phù hợp với thực trạng hiện nay ở TP. Cần Thơ.

Thang đo từ 12 biến ban đầu còn lại 8 biến, được chia làm 3 nhân tố, đặt tên như sau:

-Nhân t 1 bao gm: NV gắn bó lâu dài với DN; NV hài lòng về công

việc; động lực làm việc của NV. Nhìn chung, những biến quan sát trên thể hiện sự gắn kết giữa DN với NV, nên được đặt tên là “giữ chân NV”.

-Nhân t 2 bao gm: doanh thu của DN; dễ dàng giữ chân KH hiện tại;

lượng KH trung thành với DN. Hai biến “dễ dàng giữ chân KH hiện tại” và “lượng KH trung thành với DN” đang phản ánh đến KH hiện tại – người đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của DN. Doanh thu của DN phản ánh sự ủng hộ của KH đối với sản phẩm, dịch vụ của DN đó. Doanh thu có được từ gồm 2 nguồn: KH hiện tại và KH tiềm năng. Nếu KH hiện tại tiếp tục ủng hộ DN, chứng tỏ DN đã thành công trong việc “giữ chân KH”, và ngược lại, KH tiềm năng thử sử dụng sản phẩm, dịch vụ của DN, tức là DN đã “thu hút KH”. Như vậy, nhóm nhân tố này sẽ được đặt tên là “thu hút và giữ chân KH”

-Nhân tố 3 bao gồm: dễ dàng nhận được vốn vay; dễ dàng nhận được

vốn đầu tư. Các biến quan sát trên thể hiện sự thu hút nguồn lực tài chính thông qua hoạt động vay vốn từ các nguồn khác nhau, vì vậy được đặt tên là “tiếp cận vốn”.

Dựa vào ma trận hệ số điểm nhân tố, ta có các phương trình nhân tố sau: X4 ( Giữ chân NV ) = 0,248 bbnv2 + 0,450 bbnv3 + 0,285 bbnv4

X5 ( Thu hút và giữ chân KH) = 0,236 bbkh1 + 0,232 bbkh2 + 0,512 bbkh3

X6 ( Tiếp cận vốn) = 0,359 bbvon1 + 0,526 bbvon2

Quan sát hệ số các phương trình trên, ta thấy hệ số các biến quan sát đều cao (đều trên 0,2) cho thấy các biến này đều ảnh hưởng mạnh đến biến tổng hợp. Nói cách khác, các biến quan sát đều đóng vai trò quan trọng trong thang đo BB.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)