Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 66)

3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế

Trong 5 năm (2005-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP. Cần Thơ đạt bình quân 15,13%, cao hơn 1,63% so với giai đoạn 2001-2005. Các báo cáo kinh tế - xã hội cho thấy năng lực cạnh tranh của thành phố từng bước được cải thiện, tổng sản phẩm, thu nhập bình quân đầu người tăng. Mặc dù năm 2011-2012, tăng trưởng kinh tế của thành phố không đạt kế hoạch (năm 2011 đạt 14,64%; năm 2012 đạt 11,55%), do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, lạm phát trong nước ở mức cao,… nhưng đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn. Theo Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu 2013 của TP. Cần Thơ chỉ tăng khoảng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất so với 6 tháng đầu của 10 năm qua do việc giảm sút của vốn đầu tư toàn xã hội (dưới mức 30% GDP). Trước thực tế cả nước đang trên đà hồi phục kinh tế với ưu tiên tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì có thể xem đây là mức tăng trưởng hợp lý và làm tiền đề cho kinh tế 6 tháng cuối năm vươn lên bậc cao.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp – xây dựng, tăng dần tỷ trọng trong GDP của khu vực thương mại – DV (Hình 3.1). Hiện nay, tỷ trọng của khu vực thương mại – dịch vụ đã chiếm hơn 50% trong GDP, cụ thể năm 2012, tỷ trọng các khu vực tương ứng là 10,66% - 39,22% - 50,12%. Mặc dù không đạt kế hoạch, nhưng theo nhận định của các ngành chức năng, nền kinh tế của thành phố bước đầu phát triển theo chiều sâu. Sản xuất công nghiệp, thương mại- dịch vụ đều tăng gấp 2-3 lần so với năm 2005; nông nghiệp phát triển toàn diện, đạt cả về năng suất lẫn chất lượng. Về vốn đầu tư trên địa bàn, mặc dù tăng về giá trị nhưng sự tăng trưởng vốn đầu tư năm 2012 đã giảm mạnh so với năm 2011.

Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ

Hình 3.1 Cơ cấu GDP (giá so sánh 1994) theo khu vực kinh tế của TP. Cần Thơ trong năm 2010-2012

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của TP. Cần Thơ năm 2010-2012

ĐVT 2010 2011 2012 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Tổng sản phẩm (GDP) Tỷ đồng 17.214,13 19.734,28 14,64 22.012,82 11,55 Thu nhập bình quân đầu người USD 1.950 2.340 20,00 2.514 7,44 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 26.282 32.351,5 23,09 34.496,91 6,63

3.1.3.2 Nông nghiệp

a) Về sản xuất lúa: Năm 2013, tổng diện tích gieo trồng lúa TP. Cần Thơ

gần 236.600 ha, tăng trên 8.300 ha so với năm 2012, năng suất cả năm ước đạt gần 6 tấn/ha, tăng khoảng 1,8%. Tiếp tục phát huy mô hình cánh đồng mẫu lớn từ vụ đông xuân, vụ thu đông có khoảng 7.460 ha với 4.481 hộ tham gia. Hầu hết các cánh đồng đều được xây dựng theo hướng áp dụng VietGap, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng; hay 1 phải, 5 giảm; đảm bảo mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất.

Ngành nông nghiệp tăng cường sử dụng các giống lúa thơm đặc sản, lúa chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị hàng hóa nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Tình hình sản xuất lúa thu đông tính đến ngày 02/10/2013 đã thu hoạch được 60.731/66.981 ha, số diện tích còn lại chủ yếu trong giai đoạn chín. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa, bão kéo dài làm nhiều diện tích lúa đến kỳ thu hoạch bị ngập, đổ, ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch và chất lượng hạt lúa cho nên giá lúa giảm và việc tiêu thụ rất khó khăn. Bên cạnh đó, một số DN ký kết hợp đồng bao tiêu với nông dân nhưng gặp lúc khó khăn lại trì hoãn việc thu mua lúa, đẩy khó cho người dân. Nguyên nhân là do chưa có sự liên kết chặt để chia sẻ lợi ích và rủi ro.

b) Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây, rau quả tính đến ngày

26/09/2013 như sau: cây rau 6.620,68 ha, đã thu hoạch được 5.654,38 ha; cây bắp được 924,60 ha, đã thu hoạch được 727,36 ha; cây đậu được 583,53 ha, đã thu hoạch được 449,95 ha; cây ăn trái được 13.928 ha. Ngành Nông nghiệp tích cực áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn, ứng dụng kỹ thuật thiết bị, công nghệ mới, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông hộ.

Những năm gần đầy, nhiều nông dân vùng ven của TP. Cần Thơ tận dụng lợi thế đê bao khép kín để trồng rau màu trong mùa mưa, lũ. Giá lúa bấp bênh, tiêu thụ gặp khó khăn, một số nông dân ở các quận, huyện vùng ven TP. Cần Thơ cũng đã chuyển hướng sang trồng rau, đặc biệt là chú trọng hơn đến rau an toàn. Từ đó, đã hình thành những vùng trồng rau chuyên canh đạt hiệu quả hơn so với trồng lúa.

c) Về chăn nuôi: Ước sản lượng thịt hơi gia súc gia cầm xuất chuồng

30.735 tấn, đạt 99% kế hoạch, tăng 4,7%; sản lượng trứng khoảng 97.000 nghìn quả, vượt 20% kế hoạch, tăng 3,4% so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã có một số địa phương xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Do vậy, TP. Cần Thơ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm nuôi nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi. Ngoài tiêm phòng, ngành thú y đang tăng cường công tác giám sát

dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đến tận hộ chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm của người dân, nhất là kiểm tra tại các điểm giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ.

d) Về nuôi trồng thủy sản: Tính đến nay, ước tính diện tích nuôi thủy sản

được 11.090 ha, đạt 79,2% kế hoạch, giảm 7,6% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch đạt 144.195 tấn, đạt 73,9% kế hoạch, giảm 2,8% so cùng kỳ.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, đến năm 2020 mở rộng diện tích nuôi thủy sản lên 26.000 ha, với sản lượng đạt 335.000 tấn, trong đó xuất khẩu 160.000 tấn, trị giá 1 tỷ USD trở lên. Để bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra, TP. Cần Thơ phân vùng nuôi thành hai tiểu vùng chính. Tiểu vùng I gồm quận Thốt Nốt, một phần huyện Vĩnh Thạnh và các cồn trên sông Hậu chuyên nuôi tôm càng xanh, cá tra, cá đồng, cá lồng bè. Tiểu vùng II bao gồm các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền và một số quận chuyên nuôi cá da trơn, cá đồng. Loại hình nuôi là kết hợp hoặc luân canh tôm - lúa, lúa - cá.

3.1.3.3 Công nghiệp

Năm 2012, giá trị tăng thêm GDP ước đạt 8.068,99 tỷ, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Mặc dù sản xuất công nghiệp gặp khó khăn nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, do có nhiều thuận lợi nhờ một số sản phẩm chủ lực của thành phố như thủy sản đông lạnh, gạo xuất khẩu, quần áo và các mặt hàng khác xuất khẩu ở các thị trường lớn vẫn tăng trưởng khá như Mỹ, Hàn Quốc, EU. Chỉ số sản xuất công nghiệp 12 tháng tăng 4,8% so với 2011, trong đó công nghiệp chế biến tăng 7,77%, sản xuất và phân phối điện giảm 72,10%, cung cấp nước tăng 6,32%.

6 tháng đầu năm 2013, GDP của TP. Cần Thơ ước đạt đạt 9.339 tỷ đồng hay tăng 8,38% và cao hơn cùng kỳ 2012 là 8,12%. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) thực hiện đạt 20.160 tỉ đồng, tăng 7,1% . Tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước 57.469 tỉ đồng, đạt 47,9% kế hoạch, tăng 14,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện ước 615 triệu USD, đạt 42,2% kế hoạch, tăng 8,91% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu thực hiện ước 142 triệu USD, đạt 40,8% kế hoạch, tăng 2,03% so với cùng kỳ.

Thành phố hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) tập trung với diện tích 2.164ha. Các KCN hiện có 206 dự án còn hiện lực (22 dự án FDI), vốn đăng ký trên 1,84 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 809,9 triệu USD (chiếm gần 43,9% tổng vốn đăng ký). Hiện hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển vẫn còn nhiều hạn

chế, bất cập. Khó khăn trong khâu vận chuyển làm đội chi phí và giảm khả năng cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, các dịch vụ tài chính,… hạn chế làm giảm khả năng thu hút đầu tư vào KCN.

3.1.3.4 Thương mạidịch vụ

a) Giá cả - Thương mại - xuất nhập khẩu

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 tăng 0,86% so với tháng trước, tăng 4,3% so tháng 12/2012 và bình quân tăng 4,09% so cùng kỳ. Tháng 8/2013, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ ước thực hiện 2.453,8 tỷ đồng, tăng 4,49% so với tháng trước. 8 tháng năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 16.791,6 tỷ đồng, đạt 62% kế hoạch và tăng 10,85% so với cùng kỳ năm trước.

Về thương mại nội địa: Thị trường hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tháng 9 đạt 7.280,4 tỷ đồng; ước 9 tháng thực hiện 79.551,8 tỷ đồng, đạt 66,3% kế hoạch, tăng 13,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 42.477,3 tỷ đồng, đạt 66,4% kế hoạch, tăng 12,7% so cùng kỳ.

Xuất nhập khẩu: theo báo cáo của ngành Công Thương TP. Cần Thơ, tháng 08/2013, giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ ngoại tệ ước thực hiện 122,4 triệu USD, tăng 2,7% so tháng trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa 118,6 triệu USD, tăng 2,5% so tháng trước; dịch vụ thu ngoại tệ gần 3,8 triệu USD, tăng 7,3% so tháng trước. 8 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 875,3 triệu USD, đạt 58,4% kế hoạch năm và tăng 8,7% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu hàng hóa 844 triệu USD, đạt 57,8% kế hoạch năm và tăng 7,3% so với cùng kỳ; dịch vụ thu ngoại tệ 30,9 triệu USD, đạt 77,4% kế hoạch năm và tăng 69% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2013 ước thực hiện gần 27 triệu USD, giảm 8% so với tháng trước. 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 219,4 triệu USD, đạt 54,5% kế hoạch năm và tăng 18,5% so với cùng kỳ.

b) Giao thông vận tải

Trong tháng 09/2013, thực hiện vận chuyển hàng hóa 511,8 nghìn tấn, tăng 0,5% so tháng trước, ước 9 tháng thực hiện vận chuyển hàng hóa 3.657,2 nghìn tấn, đạt 62,3% kế hoạch, giảm 1,5% so với cùng kỳ; vận chuyển hành khách ước thực hiện 20.296,9 nghìn lượt hành khách, đạt 62,9% kế hoạch, tăng 1,3%.

Tính đến ngày 15/10/2013, số thu ngân sách Nhà nước qua hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Cần Thơ là 1.205,97 tỷ đồng, đạt 147,07% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao (820 tỷ đồng), đạt 103,96% chỉ tiêu Tổng cục Hải quan giao phấn đấu thu tối thiểu phải đạt năm 2013, tăng 153,31% so với cùng kỳ năm 2012.

c) Thông tin và truyền thông

Việc triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành phát huy hiệu quả tích cực; đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc được thông suốt. Hoạt động báo chí, xuất bản phát triển theo hướng tích cực, tuyên truyền tốt các sự kiện chính trị của cả nước và thành phố.

3.1.3.5 Du lịch

Theo Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch TP. Cần Thơ, 9 tháng đầu năm 2013, Cần Thơ đón và phục vụ trên 934.400 lượt khách lưu trú, đạt 75% kế hoạch năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, lượng khách quốc tế đến TP. Cần Thơ khoảng 153.500 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2012; lượng khách trong nước tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu ngành du lịch TP. Cần Thơ trong 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 730 tỉ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả khả quan này do các hoạt động của ngành Du lịch TP. Cần Thơ tiếp tục phát triển. Các DN kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố đã nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Thành phố còn triển khai các dự án nâng cấp, mở rộng các khu du lịch quốc gia tại các cồn dọc sông Hậu như cồn Ấu, cồn Khương, cồn Cái Khế; củng cố, nâng cấp các tuyến du lịch Cần Thơ - Lộ Vòng Cung, Cần Thơ- Thốt Nốt, Cần Thơ-Cờ Đỏ, Cần Thơ - đến các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.

3.1.3.6 Văn hóa –xã hội

Ngành giáo dục TP. Cần Thơ đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Hiện toàn thành phố có 146 trường mầm non, 275 trường phổ thông, 9 trung tâm học tập cộng đồng. Thành phố có nhiều trường đại học hàng đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như: trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Dân lập Tây Đô Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ và các chi nhánh của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học khác trên địa bàn. Chất lượng giáo dục và đào tạo của thành phố từng bước được nâng lên, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các quận trung tâm và quận vùng ven ngày càng thu hẹp; mô hình trường học tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế được mở rộng; 9 quận, huyện của thành phố đều thực hiện tốt công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Về y tế, hiện nay thành phố có các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế, đáp ứng khá tốt nhu cầu khám chữa bệnh củaa người dân. Bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ có quy mô 500 giường với trên 630 cán bộ viên chức có nhiệm vụ như khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn.

Thành phố đã và đang xây dựng phát triển các câu lạc bộ, nhà văn hóa, sân vận động,… Đó là nơi tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao đa dạng về hình thức đáp ứng đời sống tinh thần cho người dân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 66)