Kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 86)

TỐ KHÁM PHÁ (EFA) 4.3.1 Thang đo CSR

4.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo CSR bằng hệ số Cronbach’s

Alpha

Để đánh giá sự phù hợp của các biến khi đưa vào mô hình, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số này là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Trọng và Ngọc, 2008). Với số biến quan sát là 16, thang đo có độ tin cậy Alpha là 0,896. Độ tin cậy này lớn hơn 0,7 nên đạt yêu cầu (Nunnally và Burnstein, 1994). Mặt khác, hệ số Cronbach’s Apha bằng 0,896 < 0,95 nên không có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa trong thang đo. Hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3, và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ từng biến trong mô hình đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo hiện tại (< 0,896), nên có thể kết luận 16 biến quan sát được đưa vào thang đo CSR là phù hợp.

Bảng 4.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo CSR

Kí hiệu Tiêu chí Tương quan biến – tổng Alpha nloại biếến u

Thang đo CSR: Alpha = 0,896

Q4.mt1 Giảm thiểu rác thải và tái chế 0,455 0,894 Q4.mt2 Giảm thiểu trong khâu đóng gói 0,459 0,893 Q4.mt3 Hạn chế ô nhiễm môi trường 0,540 0,891 Q4.mt4 Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu thân

thiện với môi trường 0,540 0,891

Q4.nv1 Khuyến khích người lao động phát triển kỹ

năng và nghề nghiệp lâu dài 0,518 0,892

Q4.nv2 Chống phân biệt đối xử 0,529 0,891

Q4.nv3 Mức lương của DN so với mức lương trung

bình của khu vực kinh tế 0,386 0,896

Q4.kh1 Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của KH 0,679 0,886 Q4.kh2 Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung

Kí hiệu Tiêu chí Tương quan

biến – tổng Alpha nloại biếến u

Q4.kh3 Cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác về sản

phẩm, dịch vụ 0,673 0,886

Q4.kh4 Chất lượng dịch vụ chăm sóc KH 0,547 0,891 Q4.ncc1 Thanh toán đúng hạn hợp đồng với nhà cung

cấp 0,637 0,887

Q4.ncc2 Chính sách mua hàng công bằng đối với các

nhà cung cấp 0,689 0,885

Q4.ncc3 Yêu cầu đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng

cho nhà cung cấp 0,635 0,887

Q4.cd1 Quyên góp làm từ thiện 0,434 0,895

Q4.cd2 Thiết lập quan hệ tốt và minh bạch với chính

quyền địa phương 0,548 0,891

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013

4.3.1.2 Đánh giá mức độ hội tụ các quan sát của thang đo CSR bằng

phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định Bartlett’s có giá trị Sig = 0,000 < 5% nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng và Ngọc, 2008). Kiểm định KMO cho kết quả trị số KMO = 0,859 (0,5 ≤ KMO = 0,859 ≤ 1) nên phù hợp để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Chạy EFA lần đầu tiên, tổng phương sai trích (Total variance explained

– TVE): bằng 51,795% (> 50%) nên thang đo được chấp nhận (Gerbing và

Anderson, 1988), trích được 3 nhân tố tại chỉ số eigenvalue bằng 1,400>1,000. Còn lại những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Garson, 2003). (Duy, 2009; Thuận và cộng sự, 2012)

Sau đó, tác giả xem xét trọng số nhân tố (factor loading) có đủ tiêu chuẩn hay không. Nếu trọng số nhân tố của biến quan sát nào <0,5 sẽ bị loại.

Bảng 4.5 Kết quả EFA thang đo CSR lần đầu

Kí hiệu Tiêu chí Trọng số nhân tố

1 2 3

Q4.mt1 Giảm thiểu rác thải và tái chế 0,866

Q4.mt2 Giảm thiểu trong khâu đóng gói 0,699

Q4.mt3 Hạn chế ô nhiễm môi trường 0,813

Q4.mt4 Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu thân

thiện với môi trường 0,525

Q4.nv1 Khuyến khích người lao động phát triển kỹ

năng và nghề nghiệp lâu dài 0,794

Kí hiệu Tiêu chí Trọng số nhân tố

1 2 3

Q4.kh1 Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của KH 0,680 Q4.kh2 Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung

ứng dịch vụ 0,784

Q4.kh3 Cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác về sản

phẩm, dịch vụ 0,718

Q4.kh4 Chất lượng dịch vụchăm sóc KH 0,303

Q4.ncc2 Chính sách mua hàng công bằng đối với các

nhà cung cấp 0,845

Q4.ncc3 Yêu cầu đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng

cho nhà cung cấp 0,628

Q4.cd1 Quyên góp làm từ thiện 0,635

Q4.cd2 Thiết lập quan hệ tốt và minh bạch với chính

quyền địa phương 0,602

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013

Qua kết quả phân tích trên, biến quan sát có trọng số nhân tố nhỏ nhất và < 0,5, đó là Q4.nv3 - Mức lương của DN so với mức lương trung bình của khu vực kinh tế sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Nguyên nhân có thể được giải thích như sau: Trong 5 năm gần đây, nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn, doanh thu của các DN giảm do giá nguyên liệu tăng khiến giá trị sản xuất giảm, trong khi thị trường tiêu thụ khó khăn, hàng tồn kho nhiều không tiêu thụ được. Đó là những trở ngại rất lớn đối với DN khi xem xét tăng lương cho NV. Ngoài ra, trong điều kiện nền kinh tế biến động bất thường, nhiều DN giảm biên chế, NV, đặc biệt là lao động chân tay chỉ mong muốn có việc làm ổn định để trang trải cuộc sống, không dám thay đổi công việc từ DN này sang DN khác và không quan tâm đến sự khác nhau giữa mức lương của các DN với nhau. Mặt khác, có thể đối với các DN, mức lương chỉ là thu nhập cơ bản, DN sẽ chi trả thông qua các hình thức gián tiếp như: nâng cao đời sống tinh thần cho NV, cải thiện môi trường làm việc, sinh hoạt, hỗ trợ nhà ở, quan tâm đến học vấn của con em NV,… để thể hiện TNXH đối với người lao động. Vì vậy, mức lương không có ý nghĩa trong việc đo lường TNXH của DN.

Kết quả EFA lần 2 đạt yêu cầu về giá trị Sig = 0,000 < 5% và trị số KMO = 0,856 (0,5 ≤ KMO = 0,856 ≤ 1), tổng phương sai trích bằng 54,149% ( > 50%), trích được 3 nhân tố tại eigenvalue bằng 1,395. Tuy nhiên, xuất hiện biến quan sát có trọng số nhân tố < 0,5 đó là Q4.kh4 - Chất lượng dịch vụ chăm sóc KH. Có thể do đặc tính tâm lý khá dễ chịu của KH TP. Cần Thơ trong nhu cầu về chất lượng dịch vụ nên các DN không xem việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một phần của TNXH. Mặt khác, chính KH trên địa bàn có xu hướng thích sử dụng các dịch vụ có giá cả thấp, mà giá thấp thường đi

đôi với cắt giảm chi phí ở các khâu, dẫn đến chất lượng không cao. Vì vậy,

biến này bị loại ra khỏi thang đo.

Sau khi loại biến “Mức lương của DN so với mức lương trung bình của khu vực kinh tế” và “Chất lượng dịch vụ chăm sóc KH” ra khỏi thang đo, tác giả tiến hành phân tích nhân tố lần thứ ba. Lần này, thang đo đạt yêu cầu với giá trị Sig = 0,000 < 5%, trị số KMO = 0,855 (0,5 ≤ KMO = 0,855 ≤ 1), tổng phương sai trích bằng 55,628% ( > 50%), trích được 3 nhân tố tại eigenvalue bằng 1,394 >1 . Các nhóm nhân tố này giải thích được 55,628% biến thiên của dữ liệu. Như vậy, phương sai trích này đạt yêu cầu. Trọng số nhân tố được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.6 Kết quả EFA thang đo CSR lần cuối

Kí hiệu Tiêu chí Trọng số nhân tố

1 2 3

Q4.mt1 Giảm thiểu rác thải và tái chế 0,862 Q4.mt2 Giảm thiểu trong khâu đóng gói 0,697 Q4.mt3 Hạn chế ô nhiễm môi trường 0,814 Q4.mt4 Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu thân

thiện với môi trường 0,528

Q4.nv1 Khuyến khích người lao động phát triển kỹ

năng và nghề nghiệp lâu dài 0,792

Q4.nv2 Chống phân biệt đối xử 0,700 Q4.kh1 Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của KH 0,664 Q4.kh2 Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung

ứng dịch vụ 0,764

Q4.kh3 Cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác về sản

phẩm, dịch vụ 0,706

Q4.ncc1 Thanh toán đúng hạn hợp đồng với nhà cung

cấp 0,773

Q4.ncc2 Chính sách mua hàng công bằng đối với các

nhà cung cấp 0,864

Q4.ncc3 Yêu cầu đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng

cho nhà cung cấp 0,640

Q4.cd1 Quyên góp làm từ thiện 0,632 Q4.cd2 Thiết lập quan hệ tốt và minh bạch với chính

quyền địa phương 0,583

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013

Các trọng số nhân tố đều trên 0,5. Tất cả các chỉ số đều đạt yêu cầu nên thang đo là phù hợp. 3 nhân tố được đặt tên như sau:

-Nhân tố 1 bao gồm: giảm thiểu rác thải và tái chế; giảm thiểu trong

phụ liệu thân thiện với môi trường. Tất cả các hoạt động trên nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, thể hiện trách nhiệm của DN đối với môi trường nên được đặt tên là “Trách nhiệm đối với môi trường”.

-Nhân tố 2 bao gồm: khuyến khích người lao động phát triển kỹ năng và

nghề nghiệp lâu dài; chống phân biệt đối xử; tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của KH; đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung ứng dịch vụ; cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác về sản phẩm, dịch vụ. Có sự gom nhóm giữa các biến phản ánh TNXH đối với NV và TNXH đối với KH. Để khái quát hóa, nhóm nhân tố này được gọi là “Trách nhiệm đối với NV và KH”.

-Nhân tố 3 bao gồm: thanh toán đúng hạn hợp đồng với nhà cung cấp;

chính sách mua hàng công bằng đối với các nhà cung cấp; yêu cầu đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng cho nhà cung cấp; quyên góp làm từ thiện; thiết lập quan hệ tốt và minh bạch với chính quyền địa phương. Các biến này đều phản ánh mối quan hệ của DN đối với nhà cung cấp và cộng đồng nên được đặt tên là “Trách nhiệm đối với nhà cung cấp và cộng đồng”

Dựa vào ma trận hệ số điểm nhân tố, ta có các phương trình nhân tố sau: X1 (Trách nhiệm đối với môi trường) = 0,353 mt1 + 0,189 mt2 + 0,359 mt3 + 0,133 mt4

X2 (Trách nhiệm đối với NV và KH ) = 0,204 nv1 + 0,164 nv2 + 0,194 kh1 + 0,278 kh2 + 0,206 kh3

X3 (Trách nhiệm đối với nhà cung cấp và cộng đồng) = 0,178 ncc1 + 0,423 ncc2 + 0,147 ncc3 + 0,128 cd1 + 0,146 cd2

Nhìn chung, mỗi hệ số của các biến quan sát đều khá cao (nhỏ nhất là 0,128 và lớn nhất là 0,359), cho thấy mỗi biến quan sát đều giữ một vai trò nhất định trong nhân tố tổng hợp. Điều đó có nghĩa là các biến quan sát có ảnh hưởng mạnh đến thang đo CSR của DN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)